Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm quen chữ cái “e, ê”- Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Ly

doc 5 trang Phương Thanh 16/11/2024 1071
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm quen chữ cái “e, ê”- Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Ly", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm quen chữ cái “e, ê”- Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Ly

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm quen chữ cái “e, ê”- Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Ly
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2022-2023
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động : Làm quen chữ cái
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Làm quen chữ cái “e, ê”
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 30 phút
Ngày soạn: 31/10/2022
Ngày dạy: 02/11/2022
Người dạy: Hoàng Thị Ly
 Đơn vị: Trường mầm non Đào Viên
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức :
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ e, ê
- Trẻ nhận biết được cấu tạo chữ cái e, ê
- Trẻ nhận ra chữ e, ê trong tiếng và từ trọn vẹn 
- Trẻ biết so sánh đặc điểm cấu tạo của chữ e, ê
- Trẻ nắm được tên trò chơi, cách chơi, luật chơi trò chơi: Bé yêu đến trường, Gia đình vui vẻ, Rung chuông vàng.
2. Kỹ năng
- Trẻ phát âm to rõ ràng đúng chữ cái e, ê
- Trẻ phân biệt sự giống nhau và khác nhau của chữ e, ê
- Trẻ biết chơi trò chơi: Con đường tới trường, Gia đình vui vẻ, Rung chuông vàng.
- 90% số trẻ thực hiện tốt yêu cầu 
3. Thái độ 
- Trẻ hứng thú tham gia, có ý thức kỉ luật trong giờ học và chơi
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình, biết giúp gia đình những việc vừa sức. 
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô 
- Giáo án điện tử, máy tính 
- Que chỉ, thẻ chữ rời
- Hình ảnh em bé
- Hình ảnh mẹ bế bé 
- Hai cây xanh
- Thảm chữ cái, quả bóng, 2 bức tranh vẽ con đường bí ẩn, bảng, thẻ chữ rời .
- Thẻ chữ e, ê to 
- Nhạc bài hát: Nhà mình rất vui, bàn tay mẹ, Pỉnanha .
2. Đồ dùng của trẻ
- Thẻ chữ e, ê
- Giỏ đựng thẻ chữ e,ê
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
III. TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức (1-2 phút)
- Cô giới thiệu người dự
- Cô và trẻ hát và vận động bài: Nhà mình rất vui
- Các con vừa hát bài hát gì? 
- Bài hát nói về gì? Đàm thoại với trẻ về các thành viên trong gia đình mình.
- Cô khái quát: Bài hát nói về ngôi nhà, ở trong một gia đình thì các thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Giáo dục: Các con phải biết yêu thương gia đình của mình, và ở độ tuổi nhỏ như các con thì các con có thể giúp gia đình những việc nhỏ như quét nhà, trông em và đặc biệt là hàng ngày chúng mình phải tự phục vụ bản thân như rửa mặt, đánh răng, xúc cơm nhé. 
2.Hướng dẫn (26-27 phút)
Hoạt động 1: Làm quen chữ cái e, ê
a)Làm quen chữ cái “e”
Cô cho trẻ xem hình ảnh “ em bé ”, dưới mô hình có cụm từ: “ Em bé”
- Cho trẻ đọc từ “ em bé” 
- Cô cho trẻ lên chọn chữ cái ở vị trí số 1 và vị trí số 4 trong từ “ em bé”.
- Hỏi trẻ đó là chữ gì, cho trẻ đọc.
- Cô phát âm mẫu chữ “e” 3 lần
- Cho trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân, cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Mời trẻ nhận xét cấu tạo chữ cái “e” 
- Cô khái quát lại: chữ cái “e” có một nét gạch ngang và 1 nét cong tròn hở phải.
- Cô giới thiệu chữ “e” in hoa, in thường và viết thường.
- Cho trẻ tìm chữ “e” trong rổ.
b.Làm quen chữ cái ê 
Cô cho trẻ hát và vận động bài “Bàn tay mẹ”
- Cô con mình vừa hát và vận động bài hát gì? Bài hát nói về ai? 
- Mẹ chính là người chăm lo cho các con từ bữa ăn đến giấc ngủ, mẹ thường bế chúng mình khi chúng mình còn nhỏ đấy. 
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “Mẹ bế bé” dưới hình ảnh có cụm từ “Mẹ bế bé” cho trẻ đọc từ dưới tranh
 - Cho trẻ tìm chữ còn thiếu
- Cô giới thiệu chữ cái “ê” cô phát âm mẫu 3 lần 
- Mời trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, các nhân, cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Tìm chữ cái ê trong giỏ và phát âm 
- Cô hỏi trẻ cấu tạo chữ cái “ê”
- Cô khái quát lại: chữ “ê” gồm 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn hở phải và 1 nét và 1 dấu mũ xuôi ở phía trên.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ “ê” in hoa, in thường và viết thường.
- Cô cho trẻ lên góc âm nhạc tìm chữ cái “ê” 
*So sánh 
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của chữ “e” và “ê” 
- Giống nhau: Đều có một nét gạch ngang và một nét cong tròn hở phải.
- Khác nhau: chữ “e” không có dấu mũ, chữ “ê” có dấu mũ xuôi phía trên
Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
Trò chơi 1: Bé yêu đến trường
- Cách chơi và luật chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội sẽ phải tìm ra con đường bí ẩn để giúp em bé tìm được đường đến trường.
Đội 1: Tìm con đường chữ cái e
Đội 2: Tìm con đường chữ cái ê 
Thời gian được tính bằng 1 bản nhạc khi bản nhạc kết thúc tức là thời gian đã hết, đội nào tìm ra con đường chính xác nhất và đúng đội đó sẽ chiến thắng. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 
- Cô kiểm tra kết quả chơi 
- Trò chơi 2: Gia đình vui vẻ
- Cách chơi: Ở trò chơi này tất cả cùng chơi trên 1 tấm thảm, trên tấm thảm có rất nhiều chữ cái mà các con đã được học. Cô sẽ thả quả bóng vào giữa tấm thảm.Chúng mình sẽ nhảy trên nền nhạc bài
- Luật chơi: Chơi trong vòng 1 bản nhạc khi nhạc kết thúc tất cả sẽ phải dừng lại quả bóng rơi vào ô chữ nào sẽ phải đọc to chữ đó lên bạn nào đọc sai sẽ phải đọc lại và nhảy lò cò quanh các bạn.
- Cô cho cả lớp chơi 2-3 lần
- Trò chơi 3: Rung chuông vàng
- Cách chơi và luật chơi: Cô đọc câu hỏi trẻ có thời gian suy nghĩ là 5 giây hết thời gian trẻ sẽ phải dơ đáp án lên. Bạn nào trả lời sai sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cô.. bạn nào trả lời đúng sẽ dành chiến thắng.
* Làm quen với vở chữ cái 
- Cho trẻ tô chữ cái rỗng trong vở 
3. Kết thúc ( 1 phút )
- Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động

- Trẻ hát
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
-Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_lam_quen_chu_c.doc