Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Kỹ năng xử lý nguy cơ bị bắt cóc - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Định

doc 7 trang Phương Thanh 06/04/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Kỹ năng xử lý nguy cơ bị bắt cóc - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Kỹ năng xử lý nguy cơ bị bắt cóc - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Định

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Kỹ năng xử lý nguy cơ bị bắt cóc - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Định
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
LĨNH VỰC GIÁO DỤC TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
Chủ đề	: Gia đình
Hoạt động	: Giáo dục kỹ năng sống
Đề tài	: Kỹ năng xử lý nguy cơ bị bắt cóc 
 Lứa tuổi 	: Trẻ 5-6 tuổi
 Số trẻ 	: 24 trẻ
 Thời gian 	: 30 phút
 Ngày soạn 	: 14/11/2020
Ngày dạy	: 16/11/2020
Người soạn	: Bùi Thị Định
Người dạy	: Bùi Thị Định
Đơn vị	: Trường mầm non Đông Phong
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được người lạ là những người không quen biết, không phải bố, mẹ, người thân của mình. Trẻ biết đề phòng những người lạ.
- Trẻ biết một số cách tiếp cận của người lạ nhằm mục đích bắt cóc trẻ.
- Trẻ biết một số cách xử lý trong trường hợp có người lạ tiếp cận, khi bị người lạ khống chế.
- Biết đoàn kết với nhóm bạn.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện thành thạo một số kỹ năng cơ bản nhằm phòng tránh bị bắt cóc, xử lý kịp thời khi bị bắt cóc: Giãy dụa, đấm, đạp, bám dính....
 Nói không với bất kỳ việc gì mà người lạ nói hoặc đưa cho.
- Trẻ kêu cứu to, rõ. 
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, nhận diện và xử lý tình huống .
3. Thái độ:
- Trẻ có tâm thế bình tĩnh, xử lý đúng tình huống.
- Trẻ có ý thức nói “Không” với người lạ trong mọi tình huống.
II. Chuẩn bị:
Môi trường giáo dục:
- Lớp học thoáng mát, đầy đủ các điều kiện cho trẻ học tập
2. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Đồ bảo hộ: Mũ bảo hiểm trùm kín mặt: 2 bộ
- Khẩu trang, áo chống nắng: 2 bộ.
- Bộ quần áo bà ba gụ, làn.
- Clip: Tin nhanh về kẻ bắt cóc, kỹ thuật bám dính, kỹ thuật đấm và đạp vào kẻ bắt cóc.
- 2 người đóng vai kẻ bắt cóc
3. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh ảnh về người lạ, cách người lạ dụ dỗ trẻ em, cách xử lý khi bị người lạ dụ dỗ.
- Bảng gắn tranh, giá để tranh.
- 3 bục cho trẻ gắn tranh, khay đựng tranh
- Đồ vật để bám khi thực hiện kỹ năng.
- Đồ tạo không gian công viên.
- “Huân chương tự vệ”, khay đựng.
- Trang phục gọn gàng.
4. Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: “Nhà mình rất vui”, “Cái bống”, “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”, Nhạc không lời.
- Trò chơi: “Vũ điệu hóa đá”
- Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Gây hứng thú:
- Cô giới thiệu khách
- Cô giới thiệu và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Vũ điệu hóa đá”
- Cô dẫn dắt vào bài
2. Nội dung:
2.1: Tìm hiểu về những nguy cơ bị bắt cóc.
- Cô cho trẻ xem bản tin thời sự mới nhất về các vụ bắt cóc có thật 
- Cô đàm thoại với trẻ:
+Trong bản tin thời sự nói về điều gì?
- Cô giới thiệu với trẻ về bài học: Tìm hiểu các kỹ năng và cách xử trí khi có nguy cơ bị bắt cóc 
- Cô cho trẻ tự chia thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho trẻ.
Nhóm 1: Tìm hiểu về hình dáng người lạ 
Nhóm 2: Tìm hiểu về cách người lạ dụ dỗ
Nhóm 3: Cách xử lý khi bị dụ dỗ
- Cô yêu cầu mỗi trẻ chọn 1 ảnh theo yêu cầu của nhóm mình gắn vào bảng, sau đó cùng thảo luận về những bức ảnh mình và các bạn đã chọn. 
- Mời bạn đại diện sẽ lên trình bày nội dung của nhóm.
- Mời các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Cô chốt lại sau phần trình bày của từng nhóm: 
+ Nhóm 1: Tất cả những người không phải bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột trong gia đình đều là người lạ
+ Nhóm 2: Có rất nhiều cách để người lạ dụ dỗ trẻ em: Dùng quà, kẹo, giả làm người thân quen.
 + Nhóm 3: Cách xử lý khi người lạ dụ dỗ: Nói không trong mọi tình huống. Không nhận quà của người lạ. Không đi theo người lạ. Không mở cửa cho người lạ. Cô cho trẻ nhắc lại
Cô khen ngợi trẻ.
2.2: Các kỹ năng xử lý tình huống khi bị bắt cóc.
- Khi các bạn đã nói không trong mọi tình huống, nhưng người lạ vẫn không bỏ cuộc và cố tình lại gần, các con sẽ làm thế nào?
- Các con hãy lùi lại giữ khoảng cách để khi người lạ lộ rõ ý định muốn bắt cóc thì các con sẽ dễ dàng bỏ chạy hơn đấy.
- Tạo tình huống: Cô lấy kẹo dụ dỗ trẻ đi theo. Ôm trẻ chạy.
- Nếu như con chưa kịp bỏ chạy, kẻ bắt cóc đến gần con con sẽ làm gì?
- Con kêu cứu như thế nào?
- Cô hướng dẫn trẻ kêu cứu ngắn gọn để đạt mục đích.
+ Cô làm mẫu: “Cứu ! Bắt cóc”
+ Trẻ thực hiện 1-2 lần( trẻ đứng tại chỗ thực hiện)
- Dù kêu cứu rất to nhưng không ai nghe thấy và kẻ bắt cóc vẫn tấn công chúng ta thì theo các con kẻ bắt cóc tấn công các con từ phía nào?
- Vậy theo các con khi bị kẻ bắt cóc tấn công từ phía sau chúng mình sẽ làm gì?
* Kỹ năng 1: Bám dính (Bám chặt vào các đồ vật)
- Cô cho trẻ xem 1 đoạn phim ngắn và đàm thoại:
+ Bạn nhỏ làm gì khi bị kẻ bắt cóc tấn công từ phía sau?
- Cô giới thiệu kỹ năng bám dính (bám chặt vào đồ vật)
- Cô mời 1 trẻ lên thực hành
+ Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét.
* Kỹ năng 2: Quay cánh tay
- Cô giới thiệu kỹ năng quay cánh tay.
- Cô làm mẫu và phân tích động tác cho trẻ.
- Cô cho trẻ thực hiện ( Cả lớp đứng thực hiện).
- Giáo viên bao quát và sửa kỹ thuật cho trẻ.
* Kỹ năng 3: Đấm, đạp vào người kẻ bắt cóc
- Kẻ bắt cóc có thể tấn công từ phía trước, trong trường hợp này chúng ta phải làm như thế nào thì cô mời các con hãy cùng hướng lên màn hình nào.
- Cô cho trẻ xem 1 đoạn phim ngắn và đàm thoại:
+ Bạn nhỏ làm gì khi bị kẻ bắt cóc tấn công từ phía trước?
- Cô giới thiệu kỹ năng đấm, đạp vào người kẻ bắt cóc
- Cô mời 1 trẻ lên thực hành .
+ Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét.
- Cô cho trẻ nhắc lại kĩ năng
*Trẻ thực hành: 
- Cô cho trẻ lần lượt thực hành kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc. Cô bao quát, nhắc nhở trẻ.
- Cho trẻ thi đua thực hành kỹ năng theo nhóm
- Cô cho trẻ nhắc lại kĩ năng, cô khen trẻ.
+Nếu trẻ em bị bắt cóc mà không được giải cứu thì sẽ gặp những nguy hiểm gì?
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về những nguy hiểm khi bị bắt cóc
* Giáo dục: Tập thể dục thường xuyên, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Nếu chẳng may các con bị bắt cóc các con hãy hết sức bình tĩnh, mạnh dạn sử dụng những kĩ năng hôm nay cô đã hướng dẫn để kẻ bắt cóc phải bỏ cuộc nhé. Và khi các con thoát khỏi kẻ bắt cóc, hãy tìm cách gọi điện thoại ngay cho bố mẹ. Các con đã thuộc số điện thoại của bố mẹ mình chưa?
- Hoặc chúng mình gọi điện thoại cho ai đến giải cứu nhỉ?
2.3: Luyện tập
* Tình huống 1: 
- Cô cho trẻ chơi tự chọn theo nhóm.
Tạo tình huống: Một người lạ mặt hỏi thăm đường, cô giáo mải chỉ đường, kẻ xấu lẻn vào cho quà, dụ dỗ và bắt cóc
* Tình huống 2:
- Cô và trẻ cùng hát và đi dạo công viên, một kẻ bắt cóc xuất hiện, tấn công trẻ. Trẻ thực hành kỹ năng xử lý tình huống khi bị bắt cóc
3. Kết thúc:
 - Cô khen trẻ .
- Trao “Huân chương tự vệ” cho trẻ.
- Hát: “Con đã lớn khôn”

- Trẻ chào khách
- Trẻ chơi trò chơi 
- Trẻ xem video
- Trẻ trả lời
- Trẻ về 3 nhóm
- Trẻ chọn tranh và thảo luận.
- Trẻ lên trình bày
- Trẻ bổ sung ý kiến
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hành.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kêu cứu
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Phía trước, bên cạnh ạ..
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát, trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hành
-Trẻ xem đoạn video
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
-Trẻ thực hành
- Trẻ nhận xét.
-Trẻ nhắc lại
- Trẻ thực hành.
- Trẻ thực hành theo nhóm
- Bị bỏ đói, bị trói, bị đánh đập ạ.
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc số điện thoại của bố(mẹ)
- Chú cảnh sát.
- Trẻ chơi tự chọn 
- Trẻ thực hành xử lý tình huống
- Trẻ thực hành xử lý tình huống.
-Trẻ nhận huân chương và chào khách.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_ky_nang_xu_ly.doc