Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Khám phá củ lạc - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Thủy
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Khám phá củ lạc - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Khám phá củ lạc - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Thủy
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 2 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Khám phá khoa học Chủ đề: Gia đình Đề Tài: Khám phá củ lạc Đối tượng: 5 – 6 tuổi Số trẻ: 30 trẻ Thời gian: 30 phút Ngày soạn: 5 / 11 /2018 Ngày dạy: / 11 /2018 Người soạn: Phạm Thị Thủy Người dạy: Phạm Thị Thủy Đơn vị: Trường mầm non Bằng An I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: - Trẻ biết tên đặc điểm của củ lạc: nhỏ, vỏ cứng, có nhiều gân. - Biết cấu tạo: Gồm 2 phần là vỏ và hạt. Hạt có vỏ màu hồng, nhẵn. - Trẻ biết ích lợi củ lạc: Cung cấp chất dinh dưỡng, chế biến làm món ăn, làm đẹp. - Một số món ăn chế biến từ lạc: Lạc rang, lạc luộc, kẹo lạc, dầu lạc. 2/ Kỹ năng: - Phát triển và rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phán đoán, suy luận. - Phát triển và rèn luyện kỹ năng hợp tác, thảo luận và làm việc theo nhóm. 3/ Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động khám phá. - Giáo dục trẻ thích ăn các loại hạt. II. CHUẨN BỊ 1/ Đồ dùng của cô: - Power point một số hình ảnh: Củ lạc, cấu tạo của củ lạc, các món ăn chế biến từ lạc. - Chậu trồng cây lạc. - Lạc sống, lạc chín, lạc rang, lạc luộc. - Nhạc trò chơi - máy tính, máy chiếu. 2/ Đồ dùng của trẻ: - Cối, chày, túi lilon. - Tranh vẽ, bút màu, keo dán. - Lạc rang. 3/ Nội dung tích hợp: - Hoạt động âm nhạc: “Nhạc chơi trò chơi”, - Lạc rang, lạc luộc, lạc sống. - Video về sự hình thành tạo ra củ lạc. III. CÁCH THỰC HIỆN: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Mở đầu (1 - 2 phút) Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Hôm nay, cô mang đến cho các con một điều đặc biệt các con hãy xem đó là gì nhé? 2/ Hướng dẫn (26 – 28 phút) * Hoạt động 1: Tìm hiểu củ lạc có từ đâu? Cô mang chậu có cây lạc và hỏi trẻ. + Đố các con cô có gì đây? Các con có biết cây gì đây? Các con có thấy củ lạc không ? Củ lạc ở đâu? Làm thế nào để thấy ? - Cô tiến hành nhổ cây lạc lên, trảy lạc, cho lạc vào chậu nước và chỉ vào phần rễ giải thích củ lạc có được là do rễ phình ra ... Cho trẻ quan sát lạc nổi trên mặt nước (củ lạc nhẹ). Cho trẻ xem clip về sự hình thành tạo củ lạc * Hoạt động 2: Tìm hiểu và quan sát đặc điểm bên ngoài của củ lạc. Cho trẻ chia 2 nhóm cùng cô giáo, trao đổi, tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của củ lạc tươi và củ lạc khô. - Sau khi, trẻ quan sát xong. Cô tập chung trẻ lại và hỏi: + Các con vừa quan sát được những gì? Ai biết gì về củ lạc? (hỏi trẻ về màu sắc, kích cỡ, bề ngoài, âm thanh khi trẻ trải nhiệm bằng các giác quan). Cô khái quát chốt lại: Cô và các con vừa tìm hiểu bên ngoài củ lạc, củ lạc nhỏ, nhẹ, thường có vỏ màu vàng sáng, vỏ cứng, trên vỏ có nhiều đường gân. - Có bạn phát hiện ra có củ lạc khi lắc có tiếng kêu, có củ thì không có tiếng kêu. Bạn nào biết vì sao không? à Củ lạc lắc có tiếng kêu là củ lạc đã được phơi khô, củ lạc lắc không có tiếng kêu là củ lạc mới nhổ lên. * Hoạt động 3: Quan sát tìm hiểu bên trong củ lạc (cho trẻ bóc lạc rang và lạc luộc) - Các con thử đoán xem bên trong của củ lạc có gì? - Làm cách nào để biết được bên trong củ lạc? Cho trẻ tự tìm ra cách để biết bên trong (bóc, đập, ấn, cắt). Bên trong củ lạc có gì? Hạt lạc như thế nào? Có mấy hạt? - Thế các con đã được ăn lạc chưa? Các con có muốn thưởng thức những vị của hạt lạc này không? Làm thế nào để có thể ăn được? Cô đã nhờ các bác nhà bếp chế biến cho các con rồi chúng mình cùng nếm thử. Cô cho trẻ nếm lạc luộc, lạc rang. Hỏi trẻ về cảm nhận về vị Cô tập chung trẻ vào trò chuyện: Bên trong của củ lạc có gì? Số lượng hạt trong củ như thế nào? Hạt lạc có vị gì? à Cô khái quát: Bên trong là các hạt lạc có vỏ màu đỏ, hoặc màu hồng nhạt, nhẵn. Có củ thì có một hạt. Có củ 2 hạt. Có củ 3 hạt và có củ không có hạt gọi là củ lạc kẹ. Hạt lạc ăn có vị bùi thơm. Ngoài lạc chín, lạc rang các con còn biết lạc được dùng để làm gì? Cho trẻ xem một số hình ảnh các sản phẩm. Được tạo nên từ lạc, các món được chế biến từ lạc Kẹo lạc, muối lạc, ... *Giáo dục: Lạc không chỉ là thực phẩm trong các bữa ăn ngon miệng, mà còn rất tốt cho sức khỏe, tốt cho xương, tăng cường trí nhớ, các con nên ăn lạc, cũng như các sản phẩm chế biến từ lạc. * Củng cố Trò chơi: Bé cùng trổ tài chia trẻ thành 3 nhóm. Cô nói luật chơi và cách chơi Nhóm 1: Bóc lạc rang Nhóm 2: Rã lạc Nhóm 3: Sử dụng vỏ lạc để trang trí thành bức tranh. Trẻ thực hiện chơi. Cô quan sát, động viên và cùng chơi với trẻ. Nhận xét nhóm chơi 3/ Kết thúc (1 – 2 phút) Nhận xét buổi học và động viên khen ngợi trẻ. - Trẻ quan sát. - Trẻ đoán và trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ về các nhóm và quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ cùng nhau hoạt động nhóm. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ về các nhóm chơi
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_kham_pha_cu_la.doc