Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Hát và vận động minh họa bài hát “Thằng bờm” - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lành

docx 6 trang Phương Thanh 21/11/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Hát và vận động minh họa bài hát “Thằng bờm” - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Hát và vận động minh họa bài hát “Thằng bờm” - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lành

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Hát và vận động minh họa bài hát “Thằng bờm” - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Lành
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2022-2023
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Âm Nhạc
Đề tài: Hát và vận động minh họa bài hát “Thằng bờm”
Chủ đề: Gia đình
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 30 phút
Ngày soạn: 04/11/2022
Ngày dạy: 07/11/2022
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lành
Đơn vị: trường mầm non Mộ Đạo
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “Thằng bờm” và bài nghe hát “Cây đa quán dốc ”.
- Trẻ thuộc bài hát và hát đúng giai điệu.
 - Trẻ biết hát kết hợp vận động múa minh hoạ bài hát "Thằng bờm". 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận động múa minh hoạ bài hát“ Thằng bờm” , “Cây đa quán dốc”
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.
 - Rèn trẻ kỹ năng nghe nhạc, sự khéo léo qua trò chơi.
 3. Thái độ:
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc, cảm nhận được giai điệu vui tươi , dí dỏm của bài hát: "Thằng bờm". 
 - Giáo dục trẻ đức tính thật thà, không tham lam, không tranh giành đồ chơi với bạn.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô 
- Máy tính, giáo án điện tử.
- Đàn, loa, micro, xắc xô
- Trang phục Bờm.
- Quạt mo, trang phục bờm.
- Nhạc bài nghe hát "Cây đa quán dốc"; nhạc sôi động để chơi trò chơi “Vũ điệu hóa đá” 
- Những con vật, đồ vật bằng xốp dạ: con bò, con trâu, sâu cá mè, bè gỗ lim, con chim đồi mồi, nắm xôi.
2. Đồ dùng của trẻ 
- Trang phục phù hợp.
- Mũ múa, nơ tay.
- Trống, xắc xô, phách tre, mõ dừa
- Chỗ ngồi hợp lí
III. CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Mở đầu: (2-3 phút)
- Một trẻ đọc: “Loa loa loa loa
 Chiềng làng chiềng trạ
 Thượng hạ tây đông
 Mầm non mộ đạo
 Tổ chức hội thi
 Khúc hát dân ca
 Bạn bè gần xa
 Cùng vui dự hội
 Loa loa loa loa”.
- Cô đóng vai Bờm xuất hiện trên nền nhạc ra chào các bạn nhỏ
- Bờm khoe quạt mo và quạt cho cả lớp.
- Một trẻ làm Phú ông xuất hiện và yêu cẩu Bờm đổi quạt mo cho Phú ông.
- Bờm hỏi Phú ông “Thế ông muốn đổi gì để lấy quạt mo của Bờm nào”
- Phú ông đọc ráp: “Phú ông đây có ba bò chín trâu
 Ông còn có cả ao sâu cá mè
 Lại thêm có cả một bè gỗ lim
 Đổi cho ông nhé con chim đồi mồi”
- Bờm vẫn không chịu đổi quạt mo cho Phú ông và nói “Có một bài hát nói về việc Bờm đã đổi quạt mo cho Phú ông rồi đấy, đó là bài hát gì? 
2. Hướng dẫn (25-26 phút):
a. Hát, vận động bài hát: “ Thằng bờm” - ST: Đỗ Lộc
- Cô cho cả lớp hát trải nghiệm 1 lần 
- Cô đánh đàn cho cả lớp hát 1 lần 
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? 
- Bài hát nói về ai nhỉ ?
- Thế phú ông đã đổi gì để lấy quạt mo của bờm?
*Giảng nội dung: Bài hát “ Thằng Bờm” nói về Bờm đấy! Bờm có một chiếc quạt mo. Phú Ông rất thích chiếc quạt mo của Bờm nên đã đổi cho Bờm rất nhiếu thứ như ba bò, chín trâu, ao sâu cá mè, một bè gỗ lim, con chim đồi mồi. Nhưng Bờm đều không đổi mà Bờm chỉ thích nắm xôi .
 - Cả lớp hát 1 lần 
- 1 trẻ vận động múa trải nghiệm theo ý thích
- Cô múa mẫu 1 lần 
- Cả lớp hát, vận động múa minh hoạ 3 lần theo hình thúc di chuyển các đội hình khác nhau.
- 3 tổ thi đua vận động múa minh họa 
- Giao lưu nhóm: 2 nhóm lên biểu diễn
- 1 trẻ hát vận động múa minh hoạ
- Mở rộng: Cả lớp hát kết hợp gõ theo nhịp kết hợp với dụng cụ âm nhạc 1 lần 
- Cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ.
- Bờm và phú ông lên hát, trao đổi quạt mo với những đồ vật minh họa theo lời bài hát. 
- Giáo dục trẻ: Các em ạ! Phú Ông đã đổi cho Bờm rất nhiều thứ quý giá để lấy quạt mo của Bờm nhưng Bờm đều không đổi vì Bờm biết cái quạt mo của Bờm chỉ đáng giá với nắm xôi. Các em hãy học tập đức tính thật thà, không tham lam và không tranh giành đồ của người khác nhé.
b. Nghe hát: “ Cây đa quán dốc”.
- Lần 1: Cô hát trên nền nhạc
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
*Giảng nội dung: Bài hát “ Cây đa quán dốc” thể hiện một cách chân thực và sống động nhịp sống của người dân. Cây đa, quán nước đầu làng là nơi mọi người nghỉ chân, uống nước, ăn trầu, trò chuyện sau những giờ lao động vất vả. Chính vì vậy ai đi xa quê cũng nhớ về hình ảnh cây đa thân thương, gần gũi gắn bó với kỉ niệm tuổi ấu thơ. 
- Lần 2: Cô vận động múa minh hoạ trên nền nhạc “cây đa quán dốc”.
c. Trò chơi âm nhạc : “ Vũ điệu hoá đá”.
Cách chơi: Bờm nói: “Anh có bản nhạc vô cùng sôi động, khi nhạc nổi lên nhiệm vụ của các em là nhảy thật tưng bừng theo nhạc. Khi nhạc dừng thì chúng mình sẽ biến thành tượng đá và giữ nguyên tư thế. 
Luật chơi: Khi nhạc dừng mà cử động là phạm luật và phải nhảy lò cò.
- Tổ chức trò chơi: 2-3 lần
- Nhận xét, động viên sau khi chơi
3. Kết thúc: (1-2 Phút)
- Hội thi “khúc hát dân ca” đã thành công tốt đẹp xin cảm ơn các ban giám khảo và sự thể hiện rất xuất sắc của 3 đội thi. Chúc các cô mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc các con chăm ngoan học giỏi . Xin chào và hẹn gặp lại, xin chào.

- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_hat_va_van_don.docx