Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Đồng dao “Đi cầu đi quán” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lệ

doc 5 trang Phương Thanh 30/11/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Đồng dao “Đi cầu đi quán” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Đồng dao “Đi cầu đi quán” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lệ

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Đồng dao “Đi cầu đi quán” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lệ
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG II
NĂM HỌC 2018- 2019
 LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề: Gia đình 
 Hoạt động: Làm quen với văn học.
Đề tài: Đồng dao “Đi cầu đi quán”
Độ tuổi: Trẻ 5 tuổi
Thời gian: 30 phút
Ngày soạn: 8/11/2018
Ngày dạy: 12/11/2018
Giáo viên dự thi: Trần Thị Lệ
Đơn vị: Trường Mầm non Phù Lương 
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên bài đồng dao, thuộc và hiểu nội dung bài đồng dao.
- Trẻ biết đồng dao là những câu có vần, điệu được hình thành trong quá trình chơi của trẻ em ngày xưa. Đồng dao thường gắn liền với các trò chơi dân gian.
- Trẻ đọc đúng nhịp điệu của bài đồng dao theo nhịp 2/2 biết đọc ngắt nghỉ đúng và thể hiện giọng đọc vui tươi, dí dỏm của bài đồng dao “Đi cầu đi quán”, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ.
- Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ kết hợp động tác với lời ca.
- 95 - 98 % Trẻ thuộc và đọc đúng nhịp điệu của bài đồng dao “Đi cầu đi quán”
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng và chia sẻ công việc với người khác và biết yêu quý, quan tâm đến người thân trong gia đình.
4. Nội dung tích hợp: 
- Một số trò chơi dân gian: “ Lộn cầu vồng; Kéo cưa lừa xẻ;”
- KPKH: Một số đồ dùng trong gia đình.
 - Âm nhạc : Nhạc đồng dao, Bài Xúc xắc, xúc xẻ, nhạc vè.
II. CHUẨN BỊ:
Địa điểm: 
- Phòng học sạch sẽ, thoáng mát.
2. Đồ dùng của cô:
- Giáo án, bài giảng điện tử, Máy tính, que chỉ, trang phục.
 - Nhạc đệm
- Mô hình phiên chợ đồng quê.
- Một số dụng cụ âm nhạc: Phách tre, mõ
- Quang ghánh, đòn ghánh.
3. Đồ dùng của trẻ:
- Một số dụng cụ âm nhạc: Phách tre, xắc xô, mõ
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ và một số trang phục áo tứ thân, yếm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Gây hứng thú: (2 phút)
 - Cô giới thiệu chương trình:“ Bé yêu đồng dao”
 - Đến với chương trình ngày hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu, khách mời của chúng ta là các cô giáo đến từ PGD & ĐT Huyện Quế Võ.
 - Trò chuyện, dẫn dắt cho trẻ chơi các trò chơi dân gian 
“ Lộn cầu vồng; Kéo cưa lừa xẻ;”
 - Đàm thoại dẫn dắt trẻ vào bài: 
2. Hướng Dẫn: (27 phút)
2.1.Hoạt động1: Phần chơi thứ nhất “ Cùng bé trải nghiệm”.
 - Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng của mình và đi chợ mua hàng, vừa đi chợ vừa đọc đồng dao bài “ Đi cầu đi quán” 
 - Hỏi trẻ: + Chúng mình vừa được đi đâu?
2.2. Hoạt động 2: Phần chơi thứ hai: “ Cùng bé trổ tài”: 
 - Cô dẫn dắt, giới thiệu bài đồng dao “ Đi cầu đi quán”
 - Cô đọc mẫu lần 1: Kết hợp với rối.
 Hỏi trẻ: + Cô vừa đọc bài đồng dao gì?
 + Bài đồng dao đi cầu đi quán nói về điều gì?
* Giảng nội dung: Bài đồng dao “ Đi cầu đi quán nói về tái hiện lại bức tranh đồng quê cảnh mọi người đi chợ phiên và mua những đồ dùng cần thiết cho gia đình nhà mình, bài đồng dao còn nhắc nhở con chúng mình phải luôn luôn biết ơn biết ơn và kính trọng đối với ông bà, và những người thân trong gia đình mình đấy!. 
 - Cho trẻ đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán theo nhịp 2/2 ( kết hợp với nhạc vè)
 Hỏi trẻ: 
 + Các con vừa đọc bài đồng dao có tên là gì?
 + Bác nông dân đi đâu nhỉ?
 + Các bác nông dân đi bán những gì? 
Cô cho trẻ đọc đồng dao thông qua các trò chơi dân gian.
 + Cho cả lớp đọc vừa kết hợp trò chơi “Lộn cầu vồng” 
 - Đàm thoại: + Khi bán được lợn con rồi các bác mua những gì nhỉ? 
 + Bạn nào đã mua được cái xoong nhỉ ?
 + Con có biết cái xoong dùng để làm gì không?
 + Cho cả lớp đọc đồng dao kết hợp trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” 
 - Hỏi trẻ: + Ngoài cái xoong ra chúng mình thấy các bác đi chợ còn mua được gì nữa? 
 + Vừa rồi đi chợ ai đã mua được quả dưa hấu?
 + Mua được dưa hấu về rồi chúng mình làm gì? - Cho các tổ đọc đồng dao thi đua(1 tổ đọc theo dụng cụ âm nhạc ,1 tổ đọc kết hợp vỗ tay, 1 tổ đọc với nhạc vè)
Cô dẫn dắt, giáo dục trẻ.
Cô cho trẻ thi đua đọc đồng dao theo hình thức nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.
Hỏi trẻ: 
 + Bạn nào được mua lược nhỉ? Con mua về để làm gì?
 + Bạn nào được mua cặp tóc nhỉ? Con mua về để làm gì?
 * Cô khái quát lại, giải thích từ khó “ Đi cầu đi quán” Các bạn nhỏ khi đi chợ phiên phải đi qua một cái cầu đến chợ có những cửa hàng nhỏ để mua hàng gọi là đi cầu đi quán. 
 * Giáo dục tư tưởng: Qua bài đồng dao “ Đi cầu đi quán” chúng mình hãy học tập các bác nông dân luôn yêu quý công việc của mình và hãy biết quan tâm, yêu thương, kính trọng ông bà và các thành viên trong gia đình của mình.
 - Cô cho trẻ đại diện của 3 đội lên giao lưu đọc đồng dao. 
 - Cô mời 1 trẻ lên đọc đồng dao.
. - Cho trẻ đọc nâng cao, cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn và đọc nối tiếp bài đồng dao “ Đi cầu đi quán”.
 - Cô khen động viên trẻ và cho trẻ tham gia chợ phiên.
3.Kết thúc: ( 1 phút)
 – Cho trẻ tham gia chợ phiên, chuyển hoạt động.
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ chơi các trò chơi dân gian.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ tự lấy đồ dùng vừa đi vừa đọc đồng dao. 
-Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe!
- Cả lớp đọc đồng dao.
- Trẻ trả lời!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ trả lời!
- Cả lớp đọc đồng dao.
-Cả lớp đọc.
- Trẻ trả lời!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ trả lời!
-Trẻ đọc đồng dao.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ đọc theo yêu cầu!
-Trẻ trả lời!
-Trẻ trả lời!
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ đọc đồng dao.
-Trẻ đi theo vòng.
-Trẻ đi theo vòng tròn, 
đọc đồng dao.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ đi chợ phiên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_dong_dao_di_ca.doc