Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Chữ e–ê - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Phương

doc 6 trang Phương Thanh 25/12/2024 210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Chữ e–ê - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Chữ e–ê - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Phương

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Chữ e–ê - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Phương
GIÁO ÁN
 DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ 
Hoạt động : Làm quen chữ cái
Đề tài : Chữ e - ê
Chủ đề : Gia đình
Đối tượng : 5- 6 tuổi
Thời gian : 30 phút
Ngày soạn : 01/ 11/ 2020
Ngày dạy : / 11/ 2020
Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Mai Phương.
Đơn vị: Trường mầm non Việt Thống
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái e - ê
- Biết được đặc điểm cấu tạo của chữ cái e - ê. Nhận ra chữ cái e – ê trong từ, tiếng trọn vẹn. So sánh được sự giống và khác nhau của chữ e- ê.
- Hiểu được luật chơi của các trò chơi và chơi tích cực.
- Cung cấp một số kiến thức về chủ đề gia đình.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và tìm chữ trong các từ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn kỹ năng nhanh nhen, tự tin cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi.
- 92- 95% trẻ tực hiện tốt yêu cầu của cô.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động một cách tích cực.
- Biết yêu quý và kính trọng người thân trong gia đình.
4. Tích hợp
- Văn học: Đọc đồng dao “ Gánh gánh gồng gồng”.
- Thể dục: Đi trong đường hẹp
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Trẻ ngồi hình chữ U trong lớp
2. Đồ dùng của cô:
- Máy vi tính có bài giảng powerpoint chữ cái e - ê.
- Nhạc một số bài hát ( Bàn tay mẹ, vườn cây của ba, gia đình nhỏ hạnh phúc to) 
- Thẻ chữ e- ê.
- Rổ đựng
- Tranh để trẻ chơi
- Bút dạ
- Bảng từ
 3. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ có thẻ chữ cái e – ê
- Các nét chữ rời.
- Miếng thảm.
- Tâm lí thoải mái.
III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HỆN:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức ( 2- 3 phút)
- Cô và trẻ chơi trò chơi vuốt ve theo bài đồng dao “ Gánh gánh gồng gồng”
- Trò chuyện về nội dung: Bài đồng dao nói về cái gì? con hãy kể về các thành viên trong gia đình mình cho cô và các bạn cùng nghe nào?
- Cô khái quát và giới thiệu cho trẻ ông, bà, bố, mẹ là những người thân trong gia đình cần được yêu quý, kính trọng đó là gia đình của mình là nơi mình được sinh ra và lớn .
 2. Bài mới (26- 27 phút)
+ Hoạt động 1: Chữ e- ê
* Chữ e:
- Cô cho trẻ xem tranh “ Gia đình bé An”. Dưới bức tranh có từ “ Gia đình bé An”
- Cho trẻ phát âm từ “ Gia đình bé An “ 2 lần.
- Trẻ đếm các chữ cái
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong cụm từ “Gia đình bé An”
- Cho trẻ phát âm “a”.
- Cô giới thiệu chữ cái e.
- Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe “ e”
( Cô phát âm 3 lần cho trẻ nghe)
- Cô mời trẻ phát âm cùng cô và theo hiệu lệnh của cô.
( Cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân) cô lắng nghe và sửa cho trẻ phát âm đúng.
- Hỏi trẻ đặc điểm cấu tạo chữ “e” ? 
- Cô khái quát lại những ý kiến của trẻ . Đúng rồi! chữ e gồm có hai nét, một nét ngang và một nét cong hở phải .
- Cô hỏi trẻ các kiểu chữ e: in hoa, in thường và viết thường.
- Cô khái quát lại: Dù cách viết có khác nhau nhưng đều được phát âm là “ e”( Cô cho trẻ phát âm)
- Cho trẻ lên tìm chữ e trong góc chữ cái
* Chữ ê:
Cô cho trẻ hát và biểu diễn bài “ Bàn tay mẹ”
- Trong bài hát nói về ai?
- Mẹ là người sinh ra các con, các con lớn lên được là nhờ đôi bàn tay của mẹ đã chăm sóc từ bữa ăn đến giấc ngủ, bế bồng các con suốt những ngày thơ ấu.
- Cô cho trẻ xem tranh “ Mẹ bế bé”.
- Dưới bức tranh có từ “ Mẹ bế bé” . Cô phát âm và cho trẻ phát âm 2 lần.
- Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ.
Hỏi trẻ: Trong từ “ Mẹ bế bé” có chữ cái nào chúng mình vừa học? chữ cái đó nằm ở vị trí số mấy?
- Cô giới thiệu chữ cái “ ê”
- Cô phát âm “ ê” 3 lần cho trẻ nghe
- Cho trẻ phát âm ( Lớp, tổ, cá nhân, cô sửa cho trẻ phát âm đúng).
- Hỏi trẻ nhận xét về đặc điểm cấu tạo của chữ ê ? ( Mời 2- 3 trẻ trả lời)
- Cô khái quát: Chữ ê có hai nét. Một nét ngang, một nét cong hở phải và một chiếc mũ đội xuôi.
- Cô vừa phận tích vừa mở hình ảnh các nét cấu tạo nên chữ ê cho trẻ xem.
- Cô hỏi trẻ các kiểu chữ ê: In thường, in hoa, viết thường.
- Tuy cách viết có khác nhau nhưng đều được phát âm là “ ê”( Cô cho trẻ phát âm)
- Cho trẻ lên tìm chữ ê trong góc chữ cái.
+ Hoạt động 2:  So sánh chữ e – ê :
- Các con nhìn xem chữ “ e” và chữ “ê” có điểm gì giống và khác nhau?
* Cô khái quát:
- Giống nhau: Chữ “e” và chữ “ê”giống nhau là đều có hai nét, một nét ngang và một nét cong hở phải.
- Khác nhau: chữ e không có mũ, còn chữ ê có một cái mũ đội xuôi trên đỉnh đầu.
+ Hoạt động 3: Luyện tập củng cố.
- Trò chơi : Ghép chữ
+ Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn trẻ chơi.
- Trò chơi: Thêm vào chữ còn thiếu
+ Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn trẻ chơi.
- Trò chơi: Thi ai nhanh( cô phổ biến cách chơi và luật chơi)
|+ Luật chơi: Hai đội sẽ phải đi trong đường hẹp để lên vẽ tranh và mỗi thành viên chỉ được vẽ 1 đường nối các điểm với nhau.
+ Cách chơi: Cô đã chuẩn bị 2 bức tranh có các chữ cái đã học, nhiệm vụ của 2 đội là nối các điểm của chữ e- e, e- ê hay ê- e với nhau để được bức tranh là 1 ngôi nhà. Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào hoàn thành bức tranh trước mà không phạm luật thì đội đó thắng cuộc.
+ Hỏi lại trẻ và cho trẻ tham gia chơi.
+ Kiểm tra kết quả. Tuyên dương, giáo dục tư tưởng trẻ.
3. Kết thúc (1- 2 phút)
Cô tuyên dương trẻ
- Vừa rồi các con học rất ngoan, bây giờ các con cùng chào các cô và đi cất đồ dùng giúp cô.

- Trẻ đọc đồng dao và chơi.
- 2- 3 Trẻ kể về gia đình của trẻ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem tranh.
- Trẻ phát âm.
- Trẻ đếm
- Trẻ tìm.
- Trẻ phát âm.
- Trẻ lắng nghe cô phát âm
- Trẻ phát âm cả lớp 3- 4 lần.
- Trẻ phát âm theo tổ, nhóm cá nhân.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và phát âm “e”.
- 1- 2 trẻ lên
- Trẻ thực hiện. 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe. 
- Trẻ xem tranh.
- Trẻ phát âm 2 lần.
- Trẻ đếm.
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ lắng nghe. 
- Trẻ phát âm.
- 2- 3 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe và phát âm.
- Trẻ lên tìm.
- 2- 3 trẻ so sánh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và chơi.
- Trẻ lắng nghe và chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ kiểm tra cùng cô.
- Trẻ cất đồ dùng và ra ngoài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_chu_ee_nam_hoc.doc