Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Trứng chìm-trứng nổi - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Trứng chìm-trứng nổi - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Trứng chìm-trứng nổi - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022-2023 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Khám phá khoa học Đề tài: Trứng chìm - trứng nổi Chủ đề: Động vật Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi Thời gian: 30 phút Ngày soạn: 04/11/2022 Ngày dạy: 07/11/2022 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Đơn vị: Trường mầm non Mộ Đạo I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết khi thả quả trứng vào cốc nước lọc thì quả trứng sẽ chìm ở đáy cốc vì quả trứng nặng hơn nước. Còn khi cho muối vào cốc nước rồi khuấy tan thì quả trứng dần dần nổi lên trên mặt nước vì lúc này nước muối nặng hơn quả trứng nên quả trứng nổi. - Trẻ biết được trứng sẽ nổi trong nước muối, nước đường, nước mắm, trứng chìm trong nước lọc. 2. Kỹ năng: - Trẻ thực hiện được các thao tác : Rót, xúc, khuấy, thả trứng để làm thí nghiệm về trứng nổi - trứng chìm dưới sự hướng dẫn của cô. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, khả năng phán đoán và suy luận của trẻ, sự khéo léo khi làm thí nghiệm, sử dụng ngôn ngữ trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng. 3. Thái độ: - Trẻ thích tính tò mò và ham hiểu biết. - Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm. 4. Nội dung tích hợp: - Âm nhạc “Vì sao lại thế”; “Điều kỳ lạ quanh ta”; “Khám phá thế giới tuyệt vời” - Văn học: Truyện về cô gà mái II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử, máy tính, video cô thực hiện thí nghiệm trứng nổi trong nước đường, nước mắm. - 2 khay: mỗi khay đựng 1 ca nước, 2 cốc (cốc số 1 có vạch màu đỏ, cốc số 2 có vạch màu xanh), thìa, 2 quả trứng, 1 lọ đựng muối, khăn lau tay. - 2 chậu nước: 1 chậu nước lọc, 1 chậu nước muối, rổ trứng. - Mô hình câu chuyện về cô gà mái. 2. Đồ dùng của trẻ: - 3 cái bàn bằng bìa catton to để trẻ làm thí nghiệm theo nhóm. - Mỗi trẻ 1 khay đồ dùng bên trong có 1 bát đựng 2 quả trứng, 2 cốc (cốc số 1 có vạch màu đỏ, cốc số 2 có vạch màu xanh), 1 thìa, 1 lọ muối, 1 bình nước lọc, - Khăn lau. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Mở đầu: (2-3 phút) Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: - Vào một buổi sáng đẹp trời cô Gà mái đưa những quả trứng của mình đi chơi, đang say sưa đếm trứng trong ổ của mình không may làm rơi một quả trứng xuống một hốc nước, cô loay hoay mãi mà chẳng lấy được trứng lên mà trứng không bị vỡ. Có ai ở đó giúp tôi không? Ôi làm sao bây giờ”. - Câu chuyện cô kể về ai nhỉ? - Vào một buổi sáng đẹp trời cô gà mái đã mang những quả trứng đi đâu nhỉ? - Chuyện gì bất ngờ đã xảy ra với cô gà mái và những quả trứng nhỉ? - Chúng mình có cách nào để giúp cô gà mái lấy trứng lên không nhỉ? => Ngày hôm nay chúng ta hãy dùng phép thuật biến hóa cho quả trứng nổi lên qua thí nghiệm “ Trứng chìm - trứng nổi” để giúp cô gà mái nhé! -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe 2. Nội dung: (24-25 phút) 2.1. Khám phá 1: Khám phá vật liệu dụng cụ - Cô cho trẻ về chỗ ngồi. - Cô đưa ra một khay (bên trong có 1 cốc nước lọc, 1 lọ muối, 2 cái cốc (cốc số 1 có vạch màu đỏ, cốc số 2 có vạch màu xanh), 2 quả trứng gà, khăn lau và cho trẻ gọi tên đồ dùng, dụng cụ của cô. - Cô hỏi trẻ: Vỏ trứng có đặc điểm như thế nào? => Đúng rồi đấy! Đây là trứng gà sống có vỏ mỏng nên rất dễ vỡ vì vậy khi cầm các con phải nhẹ nhàng để không làm vỡ trứng nhé! 2.2. Khám phá 2: Thí nghiệm a. Trẻ khám phá các bước thí nghệm cùng cô *Cô cho một trẻ lên trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của cô. - Bước 1: Rót nước vào cốc số 1 và cốc số 2 đến vạch mà cô đã đánh dấu. - Bước 2: cho 3 thìa muối vào cốc nước số 2 rồi dùng thìa khuấy đều (cho trẻ tự đoán muối sẽ như thế nào khi quấy trong nước? ) - Bước 3: Thả quả trứng thứ nhất vào cốc nước số 1 + Cho trẻ dự đoán khi thả trứng vào cốc nước số 1 thì quả trứng sẽ như thế nào? + Trẻ thả trứng vào cốc nước số 1 + Quan sát vị trí quả trứng trong cốc nước số 1 và nhận xét - Bước 4: Cho quả trứng thứ hai vào cốc nước muối số 2 + Cho trẻ dự đoán khi thả trứng vào cốc nước số 2 thì quả trứng sẽ như thế nào? + Trẻ thả trứng vào cốc nước muối số 2 + Quan sát vị trí quả trứng trong cốc nước muối số 2 và nhận xét) *Cô làm mẫu thí nghiệm với các bước tương tự như trên. - Sau khi làm thí nghiệm cô cho trẻ nhận xét vị trí của 2 quả trứng ở 2 cốc nước? - Hỏi trẻ vì sao trứng chìm trong nước lọc và nổi trong nước muối? *Cô khái quát: Khi thả quả trứng vào cốc nước lọc thì quả trứng sẽ chìm ở đáy cốc vì quả trứng nặng hơn nước. Còn khi cho muối vào cốc nước rồi khuấy tan thì quả trứng dần dần nổi lên trên mặt nước vì lúc này nước muối nặng hơn quả trứng nên quả trứng nổi. b. Trẻ thực hiện - Trẻ đi lấy khay đồ dùng - Cô cho trẻ làm thí nghiệm . - Cô đi từng nhóm quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện. - Cho trẻ nhận xét kết quả làm thí nghiệm của mình. - Cho trẻ giải thích vì sao trứng chìm, vì sao trứng nổi. => Giải thích - Quả trứng ở cốc số 1 chìm vì quả trứng nặng hơn nước - Quả trứng ở cốc số 2 nổi vì quả trứng nhẹ hơn nước muối - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng. - Cho trẻ chơi trò chơi “Vũ điệu hóa đá” *Củng cố: - Cô cho trẻ nhận biết đâu là nước lọc, đâu là nước muối bằng cách cho trẻ thả trứng vào chậu nước lọc và chậu nước muối đã pha sẵn. Sau khi trẻ thực hiện cô hỏi trẻ: + Đâu là chậu nước lọc? Vì sao con biết? + Đâu là chậu nước muối? Vì sao con biết? Cô khái quát: Đây là chậu nước lọc vì khi các con thả trứng vào thì trứng chìm. Còn đây là chậu nước muối vì khi các con thả trứng vào thì trứng nổi. c. Mở rộng - Ngoài nước muối có thể làm trứng nổi, các con còn biết trứng còn có thể nổi trong nước gì ? - Cô cho trẻ xem video cô thực hiện thí nghiệm trứng nổi trong nước đường, nước mắm. - Cô khái quát lại: Ngoài nước muối có thể làm trứng nổi lên được thì còn có cả nước đường và nước mắm cũng làm trứng nổi lên được đấy. 3. Kết thúc: (1-2 phút) - Hôm nay cô thấy các con trong lớp mình thí nghiệm rất là giỏi, vậy chúng mình đã biết cách để giúp cô Gà Mái giải cứu, lấy được quả trứng trong chum lên một cách dễ dàng mà không bị vỡ chưa? - Đó là cách gì nhỉ? - Cô tuyên dương trẻ. Sau đó cho trẻ ra sân - Trẻ về chỗ ngồi - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện -Trẻ dự đoán. - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ đoán - Trẻ thực hiện - Trẻ trẻ lời Trẻ quan sát - Trẻ trẻ lời - Trẻ trẻ lời - Trẻ trẻ lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ cất đồ dùng - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ xem video - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ ra sân
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_dong_vat_de_tai_trung_chim_tru.doc