Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Kể chuyện sáng tạo “Chú Thỏ Pu-ri-ne” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Viết
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Kể chuyện sáng tạo “Chú Thỏ Pu-ri-ne” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Kể chuyện sáng tạo “Chú Thỏ Pu-ri-ne” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Viết
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Bản thân Đề tài: Kể chuyện sáng tạo “ Chú Thỏ Pu-ri-ne” Độ tuổi: 5-6 tuổi Thời gian: 30 phút. Ngày soạn: 5/11/2020 Ngày dạy: 12/11/2020 Người thực hiện: Nguyễn Thị Viết. Đơn vị: Trường Mầm non Việt Thống I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức. - Trẻ nhớ tên truyện: “Chú thỏ Purine” - Trẻ biết tên các nhân vật trong truyện ( Thỏ Purine, con Ong và Chó Sói) - Trẻ hiểu nội dung câu truyện. - Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo hướng dẫn của cô. - Biết được tính cách của các nhân vật: Chó Sói thì gian ác, Ong tốt bụng và dũng cảm, Thỏ thì kiêu căng. 2. Kỹ năng. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -Trẻ trả lời to rõ ràng, đủ câu hỏi của cô. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ trình tự nội dung câu truyện. 3. Thái độ. - Tích cực tham gia hoạt động. - Trẻ hứng thú và bộc lộ cảm xúc khi nghe cô kể chuyện. - Trẻ biết quan tâm, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. II. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của cô. - Máy tính, ti vi, giáo án điện tử. - Sân khấu rối, mô hình sa bàn. - Nhạc bài: Trời nắng trời mưa, nông trại vui vẻ, Bài “ Hello song for kit”, nhạc nền. - Rối tay: Chó sói, Thỏ, Ong. - Các nhân vật rối: Chó Sói, Thỏ, con Ong. - Ba tranh vẽ. 2. Chuẩn bị của trẻ. - Đầu tóc gọn gàng sạch sẽ - Tâm thế thoải mái trước khi vào hoạt động. III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ôn định tổ chức - Cô giới thiệu khách. - Cho trẻ chơi trò chơi: “ Con Thỏ” Đàm thoại: + Các con vừa chơi trò chơi gì? + Trò chơi có nhắc đến con vật gì? + Đặc điểm của con thỏ trong trò chơi? => Cô khái quát: Các con vừa được chơi trò chơi “con Thỏ”, con Thỏ trong trò chơi có đôi mắt tròn, tai dài lông thì trắng tinh. Hôm nay cô sẽ kể cho lớp mình nghe đoạn chuyện trong câu truyện “ Chú Thỏ Pu-ri-ne’’ của tác giả Phạm Thị Hoa Mai. 2. Hướng dẫn. * Hoạt động 1: Cô kể lần 1: Cô kể bằng lời diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ nét mặt. - Cô vừa kể cho các con nghe đoạn truyện gì? - Đoạn chuyện của tác giả nào? * Hoạt động 2: Cô kể lần 2 + sa bàn. * Đàm thoại: - Các con vừa được nghe kể câu truyện gì? - Câu truyện có những nhân vật nào? - Khi vào rừng chơi và đang hát thì Thỏ đã nghe thấy tiếng gọi của ai? Trích dẫn: “ Anh Purine........vui thế”. - Ong đã hỏi thỏ điều gì nhỉ? Trích dẫn: “ Anh Thỏ .........có được không ạ”. - Thỏ có đồng ý đi chơi với thỏ không? - Thỏ đã trả lời ong như thế nào? Trích dẫn: “chơi bời.......về nhà đi”. - Và khi thấy thỏ hát to quá - Bạn ong đã khuyên thỏ điều gì? Trích dẫn: “Anh Pu-ri-ne ơi..............ăn thịt anh mất”. - Vậy Thỏ có nghe lời của ong không? - Và Thỏ đã nói gì với ong? Trích dẫn: “Ta mà sợ lão sói à” - Giải thích từ khó: “ Kiêu căng” tức là tự cho mình là giỏi là hơn người. - Truyện gì xảy ra khi thỏ không nghe lời khuyên của bạn ong? - Khi bị sói áp sát Thỏ cảm thấy như thế nào? - Theo các con điều gì sẽ sảy ra với bạn Thỏ? - Liệu Thỏ Pu-ri-ne có được về với mẹ không? Nhưng cô lại rất muốn bạn Thỏ Pu-ri-ne được cứu thì phải làm sao? * Trẻ kể chuyện sáng tạo: - Cô chia trẻ làm 3 nhóm: Nhiệm vụ của các con là sẽ thảo luận và nghĩ ra 1 tình huống, 1 cách giải quyết thông minh nhất để cứu bạn Thỏ. Cô giới thiệu về đồ dùng. - Đại diện của trẻ lên lấy đồ dùng. - Trẻ thực hiện( Cô bao quát, hướng dẫn trẻ) - Đại diện của nhóm lên trình bày ý tưởng? + Cô nhận xét. * Hoạt động 3: Cô kể lần 3 + rối. Ngoài cách giải quyết của các con cô còn có một tình huống rất hay để cứu bạn Thỏ nữa đấy các con có muốn nghe không? - Trẻ vừa đi vừa vận động theo nhạc bài” Hello song for kit” Đàm thoại: + Ai đây? Còn đây là ai đây? + Vì không nhe lời của Ong mà Thỏ suýt bị làm sao? + Để không gặp nguy hiểm các con phải làm gì? => Giảng nội dung: Bạn Thỏ trong truyện là một người kiêu căng không biết sợ ai, vì không nghe lời của Ong nên Thỏ suýt bị Sói ăn thịt. =>Giáo dục: Để không gặp nguy hiểm thì khi ra ngoài các con phải luôn đi cùng người lớn, biết giữ trật tự nơi công cộng, biết lắng nghe lời khuyên của người khác, không coi thường bạn, chơi đoàn kết với các bạn, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Khi gặp nguy hiểm các con phải thật bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết thông minh nhất. - Trong câu truyện con thích nhân vật nào? Vì sao? - Trong truyện Thỏ là người có tính cách thế nào? Chó Sói có tính cách như nào? còn bạn Ong thì sao? - Các con thấy vui không? Bạn Thỏ cũng vui lắm vì đã có có thêm một người bạn mới đấy. 3. Kết thúc. - Cô cho trẻ vận động bài : “Con Thỏ”. - Trẻ chào khách - Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_de_tai_ke_chuyen_sang.docx