Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Đề tài: Thơ “Cái bát xinh xinh” - Nguyễn Thị Huế
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Đề tài: Thơ “Cái bát xinh xinh” - Nguyễn Thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Đề tài: Thơ “Cái bát xinh xinh” - Nguyễn Thị Huế

GIÁO ÁN Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động : Văn học Đề tài: Thơ “Cái bát xinh xinh” Chủ điểm: Nghề nghiệp Lớp : 4-5 tuổi B Thời gian: 27 phút Người soạn: Nguyễn thị Huế I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc thơ, nói đúng tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ “bài thơ của cô Thanh Hòa kể về 1 bạn nhỏ có bố mẹ làm ở nhà máy Bát Tràng đã tặng cho bạn 1 cái bát hoa, và bạn nhỏ rất yêu quý cái bát do bố mẹ đã làm ra” - Biết thể hiện tình cảm ngữ điệu khi đọc thơ. -Hiểu nghĩa của từ “ xinh xinh”, Nhà máy bát Tràng, nâng niu. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm theo nội dung của bài thơ, sự mạnh dạn thể hiện trước đông người. - Trả lời rõ dàng mạch lạc các câu hỏi của cô ,mở rộng vốn từ. - Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm dưới nhiều hình thức cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu. II. Chuẩn bị: 1 .Đồ dùng của cô: - Cái bát bằng sứ. Hộp quà - Tranh minh bài thơ, Hình ảnh - bảng từ ( 3 bảng) - Loa, máy tính, máy chiếu. 2.Đồ dùng của trẻ -Giấy màu cắt hình bát, hoa cắt sẵn trẻ - Chơi trò chơi. III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định : Cho trẻ chơi trò chơi: “ trời tối trời sáng” + Đây là cái gì? + Cái bát dùng để làm gì? + Cái bát do ai làm ra? -> Đúng rồi đấy, đây là cái bát do bố mẹ của các bạn nhỏ công tác tại nhà máy bát tràng sản xuất ra đấy. - Có một bài thơ rất hay của nhà thơ Thanh Hòa nói về chiếc bát. 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Cô đọc diễn cảm bài thơ. - Lần 1: Cô đọc diễn cảm thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp khi đọc. -> Cô tóm tắt nội dung: Bài thơ của cô Thanh Hòa kể về 1 bạn nhỏ có bố mẹ làm ở nhà máy Bát Tràng đã tặng cho bạn 1 cái bát hoa, và bạn nhỏ rất yêu quý cái bát do bố mẹ đã làm ra. - Để biết được rõ hơn về tình cảm của bạn nhỏ dành cho cái bát như thế nào mời các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này 1 lần nữa nhé * Cô đọc lần 2 kết hợp tranh thơ: Hoạt động 2 : Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải: Cô thấy các con ngoan cô thưởng một trò chơi mang tên:”Thi xem ai nhanh”, ở phần chơi này các bạn phải lắng nghe câu hỏi của cô và trả lời thật nhanh thật chính xác nhé. - Cô vừa đọc bài thơ gì các con? - Bài thơ của tác giả nào ? - Bài thơ kể về ai? - Bố mẹ của bạn nhỏ làm ở đâu? “ Mẹ cha công tác Nhà máy bát tràng’’ - Nhà máy Bát Tràng là nhà máy gốm sứ nổi tiếng của VN, sản xuất ra nhiều loại đồ dùng như bát, đĩa, bình, lọrất đẹp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người đấy. - Cái bát được làm bằng gì? ‘‘ Từ bùn đất sét Qua bàn tay cha ’’ - Để làm được cái bát các cô chú công nhân phải nhào đất sét, nặn thành hình cái bát sau đó đưa vào lò nung chín rồi đem ra trang trí để hoàn thành cái bát rất đẹp. - Khi được bố mẹ tặng cho cái bát, bạn nhỏ đã làm gì? ‘‘ Nâng niu bé giữ Mỗi bữa hàng ngày Công cha ,công mẹ Bé cầm trên tay .’’ - Vì sao bạn nhỏ lại nâng niu giữ gìn cái bát? - Nâng niu có ngĩa là khi yêu quý vật gì đó thì chúng ta giữ gìn cẩn thận, như khi cô cầm và nâng niu cái bát này( cô cầm nâng niu cái bát cho trẻ xem) - Các con ạ! Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng do các cô chú công nhân làm ra vì thế chúng mình phải biết trân trọng giữ gìn các sản phẩm đó các con nhớ chưa? Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ cùng cô. Và bây giờ chúng ta hãy cùng đến với phần 3 của chương trình mang tên: Bé trổ tài. Với phần này đòi hỏi các bạn phải thật khéo léo dùng giọng đọc truyền cảm của mình thể hiện bài thơ một cách hay nhất . - Trước tiên xin mời cả lớp đọc cùng cô nhé. (Cả lớp đọc 2-3 lần) - Từng tổ thi đua - Tổ đọc nối tiếp nhau + Xin mời phần thể hiện trổ tài dành cho cá nhân (Cô mời 1 trẻ) - Cô chú ý sửa sai cho trẻ trong quá trình trẻ đọc thơ. - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ điều gì? => Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu -> Chương trình thơ hay cho bé hôm nay cũng sắp đến hồi kết thúc rồi, vì vậy bây giờ cô muốn các đội chơi đoàn kết hơn nữa với phần chơi thư 4 của chương trình mang tên “Về đích” với cách chơi và luật chơi như sau: + Cách chơi : 3 đội chơi sẽ phải xếp hàng dọc và lần lượt mỗi thành viên của các đội sẽ lên lấy 1 bông hoa và dán vào bát, mỗi bông hoa chỉ được dán vào 1 cái bát. + Luật chơi : đội nào dán được nhiều hoa và đẹp là đội đó chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi -Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc : Cô mong rằng qua bài học hôm nay các con sẽ biết yêu quý và gìn giữ những sản phẩm của các nghề trong xã hội. -Trẻ lên khám phá. -Cái bát. - Cái bát dùng để ăn cơm. -Các cô chú công nhân làm ra. -Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Lắng nghe và quan sát. -Bài thơ'Cái bát xinh xinh” - Nhà thơ Thanh hoà - Kể về 1 bạn nhỏ được bố mẹ tặng cho cái bát. - Làm ở nhà máy Bát Tràng. -Trẻ lắng nghe. - Làm bằng đất sét -Trẻ lắng nghe. - Nâng niu giữ gìn cái bát. -Trẻ lắng nghe - Vì cái bát do bố mẹ làm ra. -Trẻ lắng nghe. -Nhớ rồi ạ. - Cả lớp đọc. - Trẻ đọc diễn cảm. -Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe -Trẻ dán hoa. -Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_choi_chu_diem_nghe_nghiep_de_tai_tho_cai.docx