Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Hát, vận động minh họa bài hát “Hoa lá mùa xuân”; Nghe hát: “Xòe hoa” - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị nguyệt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Hát, vận động minh họa bài hát “Hoa lá mùa xuân”; Nghe hát: “Xòe hoa” - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Hát, vận động minh họa bài hát “Hoa lá mùa xuân”; Nghe hát: “Xòe hoa” - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị nguyệt
Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã độ tuổi 4-5 tuổi và nhà trẻ GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2023-2024 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Hoạt động: Âm nhạc Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Hát, vận động minh họa bài hát: "Hoa lá mùa xuân” (ST Hoàng Hà) Nghe hát: “Xòe hoa” Dân ca Thái. Trò chơi âm nhạc: “Vòng tròn tiết tấu” Đối tượng: 4-5 tuổi. Thời gian: 25 phút. Người soạn và thực hiện: Nguyễn Thị nguyệt. Đơn vị: Trường Mầm Non Phố Mới. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “ Hoa lá mùa xuân”, “Xòe hoa”. - Trẻ biết hát, vận động múa minh họa bài “Hoa lá mùa xuân”. - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, rộn rã của bài hát “Hoa lá mùa xuân”. - Hưởng ứng khi nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu rộn ràng của bài hát “Xòe hoa”, trẻ biết múa nhảy sạp. - Trẻ hiểu cách chơi và chơi trò chơi "Vòng tròn tiết tấu". 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng hát đúng nhạc, rõ lời, đúng nhịp điệu bài hát. - Rèn khả năng hát kết hợp vận động múa minh họa, gõ theo nhịp một cách nhịp nhàng theo bài hát “Hoa lá mùa xuân”. - Rèn kỹ năng chơi trò chơi cho trẻ, kỹ năng quan sát và phản xạ, hoạt động nhóm, biểu diễn mạnh dạn, tự tin. 3. Thái độ - Trẻ sôi nổi, hào hứng ham gia các hoạt động. 1 of 28 - Trẻ yêu thích ca hát, chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô. - Giáo dục trẻ yêu quý các loài hoa. II. CHUẨN BỊ Đồ dùng của cô: - Sân khấu chương trình “Giai điệu mùa xuân”. - Giáo án điện tử Power Point, đàn, máy tính, loa đài, bút chỉ - Nhạc bài hát “Hoa lá mùa xuân”, “Xòe hoa” . - Trang phục áo dài truyền thống, trang phục dân tộc. 2. Đồ dùng của trẻ: - Sân khấu chương trình “Giai điệu mùa xuân”. - Dụng cụ âm nhạc: Phách tre, xắc xô, bộ gõ, song loan..... - Một số đạo cụ: Hoa, tre lứa cho trẻ nhảy sạp. - Mũ múa hoa hồng, hoa cúc, lá xanh đủ cho số lượng trẻ. - Ghế ngồi đủ cho cho trẻ. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 2 of 28 1. Mở đầu (1 phút) - Giới thiệu chương trình “Giai điệu mùa xuân”. - Giới thiệu người dẫn chương trình, khách mời và 3 đội chơi. + Đội 1: Hoa hồng + Đội 2: Lá xanh + Đội 3: Hoa cúc - Chương trình của chúng ta gồm 3 phần: + Phần 1: Trò chơi âm nhạc + Phần 2: Tài năng tỏa sáng + Phần 3: Món quà kì diệu - Các đội đã sẵn sàng tham dự chương trình chưa? Sau đây chương trình xin phép được bắt đầu. 2. Hướng dẫn: (23 phút) * Phần 1: Trò chơi âm nhạc “Vòng tròn tiết tấu” - Cách chơi: Trẻ lấy ghế xếp thành 1 vòng tròn lớn. Cô sẽ đóng vai làm nhạc trưởng các con sẽ là những nhạc công, chúng mình chú ý quan sát khi cô bước một bước thì các con vỗ tương ứng với một tiếng, cô bước 2 bước các con vỗ tương ứng bằng 2 tiếng, cô bước chậm các con vỗ chậm, cô bước nhanh các con vỗ nhanh để tạo thành một bản nhạc hay. - Cho trẻ chơi 2-3 lần, tùy thời gian và độ hứng thú của trẻ. - Cô chú ý quan sát và động viên trẻ chơi. * Phần 2: Tài năng tỏa sáng (Vận động múa minh họa “Hoa lá mùa xuân”) - Bước vào phần thứ hai của chương trình mời ba đội cùng lắng nghe một bản nhạc. - Cô đàn giai điệu bài hát. - 3 đội vừa được nghe bản nhạc bài gì? Do ai sáng tác? - Khảo sát trên trẻ: - Cho trẻ hát: + Cả lớp hát (1 lần). + Cô hát cùng trẻ (1 lần) - Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? - Chúng mình có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát? - Bài hát nói về điều gì? Giảng nội dung: Bài hát “Hoa lá mùa xuân” của nhạc sỹ Hoàng Hà có giai điệu vui tươi rộn rã, nói về cảnh sắc hoa lá mùa xuân tươi đẹp, các bạn đang hân hoan múa ca đón chào một mùa xuân mới. - Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các loài hoa. - Hỏi trẻ ý tưởng vận động cho bài hát này? (1-2 trẻ ) - Cho cả lớp hát và vận động theo ý tưởng của bạn. (1 lần) - Cô hướng trẻ đến vận động múa minh họa. - Cô múa mẫu 1 lần. - Cô và trẻ cùng múa minh họa bài hát (1 lần) - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng và vỗ tay. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ tham gia chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ hát cả lớp. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - 1 - 3 trẻ trả lời - Trẻ hát và vận động - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ hát và vận động 3 of 28 - Cho trẻ biểu diễn: + Lần 1: Trẻ vừa hát vừa kết hợp múa minh họa theo đội hình đi vòng tròn (1 lần) + Lần 2: Tạo vòng tròn lớn bên ngoài, vòng tròn nhỏ bên trong (1 lần) + Lần 3: Ghép đôi 2 bạn quay mặt vào nhau. (1 lần) + Lần 4: Cho từng đội lên thể hiện tài năng theo ý tưởng của mình. + Mời đại diện xuất sắc của ba đội lên thể hiện và nhạc công lên biểu diễn cùng. (1 lần) + Cá nhân biểu diễn (1-2 trẻ). - Trẻ vận động cô chú ý quan sát, sửa sai, động viên trẻ. *Phần 3: Món quà kì diệu. (Nghe hát "Xòe hoa" Dân ca Thái) - Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều vùng miền khác nhau, mỗi một vùng miền mang một làn điệu dân ca đặc trưng riêng như ở Tây Nguyên Cồng chiêng vang lên như để đánh thực đại ngàn, về với miền Quan họ là những làn điệu dân ca trữ tình làm sắc xuân thêm vui. Đến với Tây Bắc không chỉ đón xuân bằng ngút ngàn hoa ban trắng mà nơi đây có có những điệu xòe làm say đắm lòng người. Có một bài hát viết về điệu múa xòe của người dân vùng núi cao Tây Bắc được các bạn nhỏ khắp nơi yêu thích. Ngay bây giờ cô mời các con cùng ngồi đẹp để lắng nghe nhé. - Lần 1: Cô hát kết hợp với cử chỉ, điệu bộ. + Các con vừa được nghe bài hát gì? Bài hát thuộc dân ca gì? - Giảng nội dung: Bài hát “Xòe hoa” Dân ca Thái thể hiện không khí vui tươi, rộn ràng, ngập tràn âm thanh của tiếng Cồng chiêng, tiếng khèn, tiếng sáo trong những dịp lễ hội, tết của người dân nơi đây. Đặc biệt ở đó họ nhảy múa thể hiện sự gắn bó tình yêu quê hương, đất nước qua điệu múa xòe hoa mang đậm sắc văn hóa của người dân nơi đây - Lần 2 : Trẻ múa, nhảy sạp cùng cô. 3. Kết thúc: (1 phút) - Bài hát: “Xòe hoa” cũng đã khép lại chương trình “Giai điệu mùa xuân” ngày hôm nay. Xin kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe dồi dào, chúc các bé chăm ngoan học giỏi. Xin chào và hẹn gặp lại. - Trẻ hát và vận động - Trẻ hát và vận động - Trẻ ghép đội - Trẻ biểu diễn. - Trẻ biểu diễn. - Cá nhân biểu diễn - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô. - Trẻ lắng nghe GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2023-2024 Lĩnh vực: Phát triển thể chất Hoạt động: Thể dục Chủ đề: Gia đình Đề tài: Thể dục “Bật liên tục về phía trước” Độ tuổi: Mẫu giáo 4-5 tuổi Thời gian: 25 phút Ngày soạn: 03/11/2023 Ngày dạy: 06/11/2023 4 of 28 Ng ười soạn và thực hiện: Nguyễn Thị Giang Đơn vị: Trường mầm non Phố Mới I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động “Bật liên tục về phía trước”. - Biết dùng sức chân để liên tục về phía trước đúng kỹ thuật, chân không chạm vào vòng. Tiếp xúc đất bằng 2 mũi bàn chân trước - Biết tập các động tác phát triển cơ theo nhạc. - Biết tên trò chơi, cách chơi và chơi đúng luật trò chơi “ Ép bóng”. 2. Kỹ năng: - Phát triển cơ chân, rèn tố chất nhanh nhẹn, sự linh hoạt khéo léo. - Rèn tính tập chung, chú ý quan sát, chuyển đội hình, hợp tác đoàn kết với các bạn. - Rèn kỹ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng, tích cực tham gia hoạt động. - Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn kết với các bạn trong lớp, trong nhóm để hoàn thành tốt phần thực hiện của mình, của nhóm. II. CHUẨN BỊ Đồ dùng của cô: - Giáo án, bài giảng PowerPoint, máy tính - Nhạc một số bài trong chủ đề: “Nhà mình rất vui”, “Cả nhà thương nhau”, “Bông hồng tặng mẹ và cô”, “ Mẹ là quê hương”. Một số bài hát không lời. - 5 vòng thể dục, trang phục thể thao. Sắc xô, Còi. - Sàn tập sạch sẽ an toàn có trải thảm (trong lớp). - 5 vòng thể dục to, vạch chuẩn. 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 vòng thể dục, mũ thỏ Nâu, thỏ Ngọc theo đội chơi, 10 hình học - Mô hình vườn hoa, 2 giỏ cắm hoa, vạch chuẩn - 30 quả bóng bay, 5 thùng giấy. - Trang phục thể thao gọn gàng. 5 of 28 III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 6 of 28 Mở đầu (2 phút) Chào mừng các bạn đến với hội thi “Gia đình thỏ đua tài”. - Giới thiệu 2 gia đình: + Gia đình Thỏ Ngọc + Gia đình Thỏ Nâu Cô và trẻ cùng đọc vè “ gia đình thỏ” - Giới thiệu BGK: - Người đồng hành cùng 2 gia đình là cô giáo Nguyễn Giang và cô Lê Nguyệt. - Đến với hội thi hôm nay, hai gia đình trải qua 3 phần thi Phần 1: Màn đồng diễn Phần 2: Vượt qua thử thách Phần 3: Chung sức * Kiểm tra sức khỏe: Một hội thi thực sự vui vẻ và thành công thì trước tiên chúng ta đều phải có sức khỏe tốt. Bây giờ BTC sẽ kiểm tra sức khỏe các thành viên của 2 gia đình qua màn giao lưu “khiêu vũ sôi động”. - Trẻ khiêu vũ - Qua màn khiêu vũ BTC thấy thành viên nào cũng khéo léo, khỏe mạnh , đều đủ sức khỏe để tham gia vào hội thi. Xin mời 2 gia đình cùng chỉnh đốn trang phục thật gọn gàng và hành trình đến với hội thi được bắt đầu. 2. Hướng dẫn (22 phút ) a. Khởi động - Cô cho trẻ đi chạy các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô: Đi thường, đi kiễng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường trên nền nhạc bài hát “Nhà mình rất vui” - Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc. - Vừa rồi cả 2 gia đình đã có màn “ Khởi động” rất là tốt khen 2 gia đình một chàng pháo tay thật to. - Trước khi tham gia vào các phần thi xin mời 2 gia đình cùng đến với trò chơi mang tên “Ai nhanh hơn” - Để chơi được trò chơi này BTC tặng cho mỗi gia đình 1 hộp dụng cụ và nhiệm vụ của thành viên lắp ghép những mảnh dụng cụ đó thành những chiếc vòng thể dục. - Cho 2 đội lắp ghép vòng thể dục - Thời gian đã hết rồi mời 2 đội về vị trí 3 hàng dọc tập hợp b.Trọng động - Như vậy là sau một thời gian rất nhanh nhờ vào đôi bàn tay khéo léo mà các thành viên đã lắp cho mình một chiếc vòng thể dục rất là xinh xắn rồi đấy và với chiếc vòng xinh xắn này xin mời 2 gia đình đến với phần thi thứ nhất mang tên “ Màn đồng diễn”. Các đội đã sẵn sàng chưa? * Bài tập phát triển chung Xin mời 2 gia đình cùng tập bài đồng diễn thể dục với vòng theo giai điệu bài hát “ Cả nhà thương nhau”. + Động tác tay: (2 lần x 4 nhịp) - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc vè cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ về 3 hàng dọc - Trẻ lắng nghe và trả lời - Trẻ tập động tác theo lời bài hát 7 of 28 + Động tác lườn: (2 lần x 4 nhịp). + Động tác chân: (3 lần x 4 nhịp). + Động tác bật nhẩy: (2 lần x 4 nhịp). Màn đồng diễn vừa rồi 2 gia đình đều thể hiện rất xuất sắc. BTC cảm ơn 2 gia đình đã tạo không khi sôi động cho hội thi một tràng pháo tay thật ròn rã thưởng cho 2 gia đình. * Vận động cơ bản : “Bật liên tục về phía trước” - Cho trẻ di chuyển về hình chữ U chơi với vòng. - Với những chiếc vòng xinh xắn này các bạn có thể chơi rất nhiều trò chơi đấy. Cho trẻ chơi với vòng theo ý tưởng của mình. - Chỉ với một chiếc vòng cô thấy các bạn chơi được rất nhiều trò chơi, có bạn thì xoay vòng bạn thì tung vòng, nhiều bạn thích bật vào vòng đấy. - Cô mời một trẻ lên bật vào vòng cho các bạn cùng quan sát. Sau đây xin mời 2 đội đến với phần thi thứ 2 mang tên: “Vượt qua thử thách”. - Để thực hiện được thử thách này của chương trình, cô xin mời các bạn hãy cất vòng về phía sau và trở về vị trí hai hàng dọc. - Cho 2 trẻ lên xếp vòng. + Lần 1: Khảo sát trẻ: cho 2 trẻ thực hiện + Lần 2: Cô thực hiện không phân tích + Lần 3 : Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác. Tư thế chuẩn bị: Bằng hiệu lệnh 1 tiếng sắc xô cô đứng chụm chân trước vạch chuẩn, hai tay chống hông, người thẳng, mắt nhìn vào vòng. Khi có hiệu lệnh “Bật” bằng 2 tiếng sắc xô hai đầu gối hơi khuỵu, dùng sức của chân nhún bật liên tục vào vòng, không chạm vào vòng và tiếp đất bằng hai mũi bàn chân. Khi bật hết vòng thứ năm hai bàn chân cô chạm đất đồng thời từ mũi bàn chân rồi đến cả bàn chân, sau đó đi về cuối hàng đứng. - Trẻ thực hiện: +Lần 1: Trẻ thực hiện lần lượt đến hết. ( cô quan sát, sửa sai cho trẻ). Vừa rồi cô thấy các thành viên 2 gia đình thực hiện bài tập rất giỏi, lần này sẽ là thử thách khó hơn. =>Phía trước các bạn có các vòng và hình học. Ai tự tin hơn sẽ bật liên tục qua các hình, các thành viên còn lại sẽ bật với vòng. + Lần 2: Trẻ thực hiện bật liên tục qua 5 hình học, qua 5 vòng. (Cô quan sát động viên, khen ngợi trẻ) +Lần 3: Cho 2 đội thi đua. Cô giới thiệu: Chuẩn bị đến ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam. BTC muốn từng thành viên của 2 gia đình thi đua “Bật liên tục về phía trước” đúng kĩ thuật hái những bông hoa tươi thắm, cắm vào lãng hoa. Sau đó đi về cuối hàng rồi lần lượt đến bạn tiếp theo. Đội Gia đình Thỏ Ngọc hái bông hoa màu đỏ. Đội Gia đình Thỏ Nâu hái bông hoa màu hồng. (Lưu ý mỗi lần bật chỉ được hái 1 bông hoa và thành viên nào bật giẫm lên vòng hoặc làm xô vòng thì phải quay lại và bật từ đầu). Thời gian chơi sẽ được tính bằng 1 bản nhạc: “Bông hoa tặng mẹ tặng cô”. Hết giờ gia đình nào lấy đúng và cắm được lãng hoa theo yêu cầu thì gia đình đó chiến thắng. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi với vòng theo ý thích - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ đi cất vòng - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe, quan sát - Trẻ thực hiên. - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe -Trẻ thực hiện -Trẻ trả lời -Trả thực hiện. -Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe. 8 of 28 - Tổ chức cho 2 gia đình thi đua Cô động viên trẻ và kiểm tra kết quả hai đội) - Củng cố bài tập: Hôm nay hai gia đình đã trải qua phần thi “ Vượt qua thử thách” gì nhỉ ? - Cho 2 trẻ thực hiện lại bài tập. *Trò chơi vận động: “Ép bóng” - Chào mừng các bạn đến với phần thi tiếp theo đó là phần thi“Chung sức”. Ở phần thi này 2 gia đình sẽ tham gia một trò chơi mang tên “Ép bóng”. Xin mời 2 gia đình lắng nghe hướng dẫn của ban tổ chức phổ biến luật và cách chơi. - Luật chơi: Trong quá trình di chuyển không được lấy tay ôm bóng, quả bóng nào bị rơi sẽ không được tính. - Cách chơi: Đến với trò chơi ép bóng chúng ta cần phải có một người đứng chuyền bóng cho đội của mình, sau đó những cặp đôi phải phối kết hợp chặt chẽ, ăn ý và khéo léo di chuyển và ép bóng vào thùng, chú ý các bạn không được chạm tay vào bóng. Thời gian chơi của các bạn là một bản nhạc bài hát:“ Mẹ ơi tại sao”. Đội chiến thắng là đội có nhiều bóng và chính xác nhất. chúc các bạn thành công. - Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần. - Kiểm tra kết quả sau khi chơi, khuyến khích động viên trẻ. c. Hồi tĩnh: Chính nhờ sự nhanh nhẹn, khéo léo, có sức khỏe tốt, sự đoàn kết của các thành viên mà 2 gia đình chúng ta đã hoàn thành xuất sắc các phần thi . Ban tổ chức quyết định cả 2 gia đình đều là người chiến thắng và thưởng cho các bạn một chuyến tham quan. Trước khi lên xe xin mời 2 gia đình cùng thư giãn ít phút. - Trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài hát: “Mẹ là Quê hương”. 3. Kết thúc ( 1 phút) - Hội thi “Gia đình thỏ đua tài” đến đây là kết thúc . - Xin chào và hẹn gặp lại! -Trẻ tham gia chơi -Trẻ lắng nghe - Trẻ đi nhẹ nhàng vận động theo bài hát -Trẻ đi ra ngoài GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2023 - 2024 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Làm quen với văn học Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” Độ tuổi: Trẻ 4 - 5 tuổi Thời gian: 25 phút. Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn và thực hiện: Nguyễn Thị Diễm Quỳnh 9 of 28 Đơ n vị: Trường mầm non Phố Mới I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên và thuộc bài đồng dao “ Rềnh rềnh ràng ràng” - Trẻ hiểu được nội dung bài đồng dao “ Rềnh rềnh ràng ràng’’ - Trẻ biết đọc ngắt nghỉ đúng nhịp 2/2, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động. -Trẻ biết hưởng ứng bài đồng dao khi được phổ nhạc. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc đồng dao theo nhịp 2/2 và thể hiện tinh thần vui tươi, dí dỏm của bài đồng dao. - Rèn kỹ năng đọc mạch lạc, rõ ràng, nói đủ câu, kết hợp với các dụng cụ âm nhạc. - Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ kết hợp. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Giáo dục - Trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào các hoạt động. - Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng các nghề và phải biết giữ gìn sản phẩm của các nghề. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Giáo án PowerPoint, tivi, máy tính, loa. Que chỉ - Sân khấu dân gian - Một số hình ảnh trò chơi dân gian. - Tranh bài đồng dao, song loan. - Nhạc bài hát “ Rềnh rềnh ràng ràng”. - Trang phục: áo bà ba. 2. Đồ dùng của trẻ: - Dụng cụ âm nhạc: song loan, mõ dừa. - Trang phục gọn gàng. - Ghế ngồi làm bằng đồ chơi đủ cho số trẻ 3. Nội dung tích hợp - Âm nhạc: Nhạc bài hát: “Rềnh rềnh ràng ràng”, nhạc đồng dao III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động củ 10 of 28 1. Mở đầu( 2 phút ) - Anh Mõ xin chào các em. - Cho trẻ chơi trò chơi: “Xúc xắc” (Xúc xắc xuất hiện hình ảnh trò chơi dân gian nào thì trẻ chơi trò chơi dân gian đó). 2. Hướng dẫn (22 phút) * Giới thiệu bài: Những trò chơi dân gian khi chơi thường được đọc theo lời của bài đồng dao. Có một bài đồng dao rất hay nói về các bạn nhỏ cùng nhau chung sức giúp bà dệt vải. Các em có biết đó là bài đồng dao gì ? - Cô giới thiệu tên bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng”. *Hoạt động 1: Cô đọc đồng dao cho trẻ nghe - Cô đọc bài đồng dao: Rềnh rềnh ràng ràng - Cô đọc lần 1: Đọc theo nhịp, kết hợp dụng cụ (song loan) + Anh vừa đọc bài đồng dao gì? + Trong bài đồng dao nói đến ai? Các em rất giỏi, Anh thưởng chúng mình một chuyến thăm quan góc dân gian. - Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa Cho trẻ đi đến góc dân gian. - Cho trẻ quan sát tranh, đàm thoại về nội dung tranh: Tất cả những bức tranh này minh họa cho bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” đấy. Bây giờ các em ngồi thật đẹp lắng nghe anh đọc bài đồng dao kết hợp với tranh minh họa nhé - Dẫn dắt và đọc cho trẻ nghe kết hợp tranh minh họa Đàm thoại – g
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_the_gioi_thuc_vat_de_tai_hat.pdf