Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: “Thí nghiệm núi lửa phun trào” - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Hoa

docx 6 trang Phương Thanh 21/11/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: “Thí nghiệm núi lửa phun trào” - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: “Thí nghiệm núi lửa phun trào” - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Hoa

Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: “Thí nghiệm núi lửa phun trào” - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Hoa
GIÁO ÁN
KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
 Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên
 Hoạt động : Chơi ngoài trời
 Đề tài: “Thí nghiệm núi lửa phun trào”
 TCVĐ : Chuyển vòng về đích
 Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
 Đối tượng :Trẻ 4-5 Tuổi
 Số lượng : 30 Trẻ
 Thời gian : 25 phút
 Ngày soạn : 19/04/2024
 Ngày dạy : 23/04/2024
 Người dạy : Lê Thị Hoa
 Đơn vị	 : Trường mầm non Hán Quảng.
I. Mục đích – yêu cầu 
1. Kiến thức.
-Trẻ biết các đồ dùng, nguyên liệu cần để thực hiện được thí nghiệm
- Trẻ biết được màu thực phẩm khi nhỏ vào nước rửa bát sẽ bị hòa tan trong nước và làm cho nước đổi màu.
- Trẻ biết được khi cho dấm vào nước chứa packingsoda thì sẽ xủi bọt lên giống như núi lửa đang phun trào. 
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng, quan sát ghi nhớ có chủ định
- Trẻ có kĩ năng khéo léo khi làm thí nghiệm, kích thích tính tò mò và ham hiểu biết của trẻ.
- Trẻ có kĩ năng trả lời câu hỏi của cô đủ câu mạch lạc rõ ràng. Trẻ có kĩ năng làm việc theo nhóm, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi đủ câu.
- 90-95% trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ không nên tự ý sử dụng dấm, packingsoda, nước rửa bát,..khi chưa được sự đồng ý của người lớn.
 - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức kỉ luật.
4. Nội dung tích hợp
- Âm nhạc: Nhạc không lời chơi trò chơi.
- GDKNS: Giáo dục trẻ không nên tự ý sử dụng nước rửa bát, bột packingsoda, dấm, phẩm mầu.
II. Chuẩn Bị
Chuẩn bị của cô
Chuẩn bị của trẻ
- Giáo án, trang phục gọn gàng. 
- Máy tính, bút chỉ.
- Cốc nhựa trong suốt
- Bột packingsoda
- Lọ màu thực phẩm
- Dấm, nước rửa bát, nước lọc
- Bàn nhỏ
- Nhạc không lời.
- Địa điểm sân trường sạch sẽ.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Đồ chơi ngoài trời.
- Trang phục gọn gàng.
- Cốc nhựa làm thí nghiệm
- Bột packingsoda
- Lọ màu thực phẩm
- Dấm, nước rửa bát
- Bàn gỗ 
- Tâm thế trẻ thoải mái.
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định (2 phút)
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”.
- Cô đàm thoại với trẻ:
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Trò chơi nhắc đến hiện tượng gì?
 => Giáo dục: Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng như nắng, mưa, gió, mỗi hiện tượng đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến đời sống con người. Để đảm bảo sức khỏe thì khi đi ra trời nắng, trời mưa chúng mình cần đội nón mũ nón, che ô để không bị ốm nhé.
2. Nội dung (22-23 phút)
*Hoạt động 1: Thí nghiệm núi lửa phun trào
* Mở hộp quà
- Cô có gì đây? (bột Baking soda)
- Thế còn đây là gì nữa? À đây là màu thực phẩm để nhuộm màu các món ăn hay còn tạo ra các màu sắc khác nhau đấy các con ạ.
- Ngoài ra cô còn có gì nữa? (nước rửa bát).
Đúng rồi, đây là nước rửa bát mà ở nhà chúng mình thường dùng để rửa bát, rửa chén đấy.
-Tiếp theo cô còn có gì nữa đây?
- Dấm có vị như thế nào? Có ai đã thử nếm dấm bao giờ chưa?
- À dấm có vị chua và dấm thường được sử dụng chế biến các món ăn đấy.
- Còn đây là cốc nhựa tí nữa các con sẽ được sử dụng để làm thí nghiệm nhé.
- Từ những đồ dùng này, hôm nay cô và các con sẽ cùng làm thí nghiệm mang tên: Núi lửa phun trào.
* Cô hướng dẫn trẻ cách làm.
- B1: (Cho packing soda vào cốc)
Đầu tiên, cô sẽ rót 1 lượng nước vào cốc, sau đó cô lấy thìa cô xúc 1 lượng bột baking soda vào cốc.
- B2: (Cho màu thực phẩm vào cốc)
 Tiếp đến cô lấy màu thực phẩm nhỏ vào cốc.
- B3: (Cho nước rửa bát vào cốc)
Tiếp theo, cô cho gì đây các con? (Nước rửa bát).
Vậy theo các con chuyện gì sẽ xảy ra khi cô cho nước rửa bát vào trong cốc? 
- Cô cho nước rửa bát vào cốc, các con nhớ tay phải giữ chắc cốc để không bị đổ nhé. Sau đó các con sẽ lấy chiếc thìa khuấy đều lên, lúc này các con thấy điều gì xảy ra? .
- À nước rửa bát chuyển sang có màu của màu thực phẩm đúng không nào, và đặc biệt nước rửa bát có chất tạo bọt nữa đấy.
- Các con thấy có kì diệu không?
- Không chỉ dừng lại ở đây. Cô còn có 1 điều rất là thú vị nữa đấy.
-B4: ( Đổ dấm vào cốc)
- Cô đổ dấm vào trong cốc hỗn hợp trên.
Khi cô đổ dấm vào cốc đã có các nguyên vật liệu như: bột paking soda, nước rửa bát, màu thực phẩm, lúc này bột paking soda và dấm có axit sẽ phản ứng với nhau  và sủi lên và tạo thành núi lửa phun trào đấy. Các con thấy thí nghiệm có thú vị không?
- Cô thấy chúng mình đều rất háo hức để làm thí nghiệm rồi đấy, cô mời các con cùng về nhóm làm thí nghiệm nhé. Khi về nhóm chúng mình hết sức cẩn thận tránh bị đổ, vỡ nhé! 
- Trẻ bắt đầu tự làm thí nghiệm
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ .
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm, cô đến từng nhóm hỏi kết quả sau khi trẻ làm.
+ Các con vừa làm thí nghiệm gì? Chuyện gì xảy ra khi các con cho các nguyên liệu trên kết hợp với nhau?
- Các con đều thấy là bọt phun lên giống như núi lửa đúng không nào? 
* Giáo dục: Các con ạ, nước rửa bát, dấm và bột paking soda là những thứ mà chúng mình rất hay gặp trong cuộc sống đấy. Nhưng khi chẳng may chúng mình uống phải dấm hay chúng mình nghịch nước rửa bát hoặc paking soda sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của chúng mình đấy. Vì vậy các con tuyệt đối không được tự do dùng khi chưa được sự cho phép của người lớn nhé, các con nhớ chưa nào?
- Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương, khen ngợi trẻ.
*Hoạt động 2: TCVĐ “ Chuyển vòng về đích”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Trẻ tạo thành cặp 2 trẻ 1, trẻ lấy vòng để vào giữa bụng bạn và mình. Sau đó cầm tay nhau khéo léo đi về đích
- Luật chơi: Đội nào làm rơi vòng trong khi vận chuyển sẽ không được tính, đồng thời trong thời gian 1 bản nhạc đội nào vận chuyển được nhiều vòng hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên cổ vũ cho trẻ.
- Cô nhận xét kết quả.
*Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô giới thiệu đồ chơi xung quanh sân trường.
- Cô giáo dục trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết với bạn. 
-Trẻ chơi cô quan sát bao quát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Kết thúc (1-2 phút)
- Cô nhận xét trẻ
- Cho trẻ xếp hàng vào lớp vệ sinh chân tay sạch sẽ.
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
Trẻ chơi
-Trẻ làm thí nghiệm
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ tham gia chơi
-Trẻ chơi 
Trẻ xếp hàng vào lớp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nh.docx