Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nhận biết hỏa hoạn và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn - Năm học 2019-2020 - Bùi Ngọc Thủy
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nhận biết hỏa hoạn và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn - Năm học 2019-2020 - Bùi Ngọc Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nhận biết hỏa hoạn và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn - Năm học 2019-2020 - Bùi Ngọc Thủy
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 Lĩnh vực phát triển tình cảm- Kỹ năng xã hội Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Nhận biết hỏa hoạn và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi Thời gian: 25 phút Ngày soạn: 3/11/2019 Ngày dạy: 6/11/2019 Người thực hiện: Bùi Ngọc Thủy Đơn vị: Trường mầm non Châu Phong I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết thế nào là hỏa hoạn, nhận biết một số nguyên nhân gây ra hỏa hoạn và biết cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn. - Trẻ biết số điện thoại cứu hỏa là 114. - Trẻ biết dụng cụ chữa cháy. - Trẻ biết công việc của các chú lính cứu hỏa là chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra. 2. Kỹ năng - Trẻ thực hiện được các kỹ năng tự thoát hiểm khi có hỏa hoạn: Lấy khăn bịt mũi, che miệng khi có khói bò khom men theo tường tìm cửa ra vào, tự lấy áo che kín người và thoát ra khỏi đám cháy - Củng cố và phát triển cho trẻ kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm, thực hành trải nghiệm - Rèn cho trẻ khả năng làm việc theo nhóm, tập thể. - Rèn cho trẻ kỹ năng chơi trò chơi. - Rèn trẻ biết tự lấy đồ và cất đồ sau hoạt động. - 95% trẻ thực hiện được theo yêu cầu của cô. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động - Trẻ tích cực, chủ động và hợp tác với các bạn - Trẻ biết lợi ích của việc thực hành kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn và tuyên truyền cho mọi người cùng biết. - Trẻ yêu quý các chú lính cứu hỏa. 4.Nội dung tích hợp - Âm nhạc: Lính cứu hỏa - KPXH: Nghề lính cứu hỏa II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Giáo án, bút chỉ - Máy tính, ti vi, loa - Nhạc bài hát “Lính cứu hỏa” - Trang phục phù hợp - Vi deo “Giúp trẻ phòng tránh hỏa hoạn”. - Tranh minh họa về hỏa hoạn. - Khăn mặt, khăn tắm to. - Bình cứu hỏa. - Mô hình con suối, mô hình nhà 2. Đồ dùng của trẻ - Mỗi trẻ: một khăn mặt, một rổ đựng, 1 bình cứu hỏa III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của trẻ Hoạt động của trẻ 1. Mở đầu (1 phút) - Chào mừng các con đến với chương trình: “Lính cứu hỏa tài năng” - Đến với chương trình ngày hôm nay là sự có mặt của các bạn nhỏ đến từ lớp 4 tuổi A6 trường mầm non Châu Phong. Và một thành phần rất quan trọng đó chính là các cô trong ban cố vấn. Xin một tràng pháo tay đón chào các cô. Chương trình “ Lính cứu hỏa tài năng” với chủ đề: “Hỏa hoạn và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra” sẽ trải qua 4 phần chơi như sau: Phần I :Bé cùng tìm hiểu Phần II: “Bé cùng chia sẻ” Phần III: “Bé cùng trải nghiệm” Phần IV: “Bé cùng chung sức” 2. Hướng dẫn (23 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết hỏa hoạn. (Phần I :Bé cùng tìm hiểu) + Nhận biết hỏa hoạn: - Và ngay sau đây chúng mình cùng bước vào phần đầu tiên mang tên “Bé cùng tìm hiểu”. Ở phần này các con hãy trả lời cho cô câu hỏi sau: - Theo các con hiểu thế nào là hỏa hoạn? (Hỏa hoạn là một đám cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản) - Khi có hỏa hoạn xảy ra cần phải làm gì? ( Chạy khỏi nơi có cháy kêu cứu gọi cứu hỏa dập tắt đám cháy). - Nếu có cháy con sẽ kêu cứu thế nào? - Gọi cứu hỏa bằng số điện thoại nào? - Để hiểu rõ hơn về hỏa hoạn cô mời các con xem 1 video nhé. - Các con nhìn thấy gì trong đoạn video vừa xem? (cô mời 2-3 trẻ trả lời) Cô cảm ơn ý kiến của các con. Xem trong đoạn video chúng mình nhìn thấy có một tòa nhà đang cháy rất là lớn và có xe cứu hỏa cùng những chú lính cứu hỏa đang dập tắt đám cháy. - Hỏa hoạn rất là đáng sợ đúng không nào. - Vậy hỏa hoạn để lại hậu quả như thế nào? Để xem hậu quả của hỏa hoạn để lại như thế nào các con cùng nhìn lên màm hình cô trò mình cùng tìm hiểu tiếp nhé. - Bạn nào giỏi nói cho cô và các bạn biết những nguyên nhân nào dẫn đến hỏa hoạn nhỉ? (Chập điện, nghịch máy lửa, quên tắt bếp ga, rơi tàn thuốc lá, đốt diêm, đốt rơm dạ...) - Vậy để phòng chống hỏa hoạn các con cần phải làm gì? Để xem bạn trả lời có đúng ko các con hãy cùng nhìn lên màn hình nào. - Cho trẻ xem video về phòng chống hỏa hoạn - Các con ơi, hỏa hoạn xảy ra gây thiệt hại vô cùng to lớn đến người và tài sản vì vậy để tránh gây ra những đám cháy chúng mình tuyệt đối không nghịch hay sử dụng các vật dụng dễ cháy nổ khi chưa được sự đồng ý của người lớn như: đốt diêm, đốt nến, pháo, đèn trời, rơm rạ, cắm ổ điện. Các con nhớ chưa nào. * Hoạt động 2: Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra (Phần II: “Bé cùng chia sẻ”) - Các con à. Trải qua phần thi đầu tiên cô thấy chúng mình đã hiểu rất rõ về hỏa hoạn rồi đấy. Và ngay sau đây cô mời các con bước tiếp vào phần 2 mang tên “ Bé cùng chia sẻ”. - Ở phẩn này chúng mình cùng nhau chia sẻ những hiểu biết của mình về các kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra nhé. Cô mời lớp mình tách làm 3 nhóm. Cô sẽ đưa ra các hình ảnh tình huống các con sẽ lựa chọn hình ảnh thoát hiểm phù hợp nhé. Cô mời 3 nhóm sẽ cùng đi lấy đồ về nhóm để thảo luận nào! Các con đã thảo luận xong chưa? cô mời các con hãy về tổ của mình để nghe các bạn chia sẻ nhé. - Nhóm 1: + Tình huống 1: Cửa ra vào có cháy nhỏ. ( Cô gọi 1 trẻ đại diện cho tình huống của nhóm mình lên chia sẻ :Tình huống của đội con là gì? Với tình huống này đội con có những cách thoát hiểm như thế nào? ) - Sau khi nghe nhóm 1 trình bày về cách thoát hiểm cho tình huống có đám cháy nhỏ ở cửa nhà các đội khác có ý kiến gì khác không? => Cô khái quát lại: Khi có đám cháy nhỏ xảy ra ở cửa nhà thì các con phải thật bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn: Làm ướt khăn và áo chùm kín người từ trên đầu xuống chỉ để hở 2 mắt sau đó dũng cảm chạy qua đám cháy ra ngoài. * Vừa rồi là phần chia sẻ của đội 1 bây giờ chúng mình sang phần chia sẻ của đội 2 - Nhóm 2: + Tình huống 2: Cháy lớn có khói mù mịt ( Gọi 1 trẻ đại diện cho tình huống của nhóm mình lên chia sẻ :Tình huống của đội con là gì? Với tình huống này đội con có những cách thoát hiểm như thế nào? ) - Các con thấy lựa chọn cách thoát hiểm khi có cháy mù mịt như nhóm bạn đã chính xác chưa? => Cô khái quát lại: Nếu trong phòng cháy lớn có khói mù mịt các con phải lấy khăn bịt mũi bò khom men theo tường tìm cửa ra vào và thoát ra khỏi đám cháy. - Nhóm 3: + Tình huống 3 : Lửa bén vào quần áo đang mặc trên người. ( Gọi 1 trẻ đại diện cho tình huống của nhóm mình lên chia sẻ :Xin mời nhóm 3 hãy nêu tình huống và cách thoát hiểm của nhóm mình. => Cô khái quát lại: Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa thì các con phải nằm ngay xuống sàn nhà lăn người qua lại hoặc lăn tròn cho đến khi lửa trên người tắt. * Vừa rồi là chia sẻ của các đội về những kỹ năng thoát hiểm cho tình huống hỏa hoạn. Để hiểu rõ hơn về những kỹ năng thoát hiểm các con hãy hướng mắt lên màn hình cùng xem nhé. - Cô cho trẻ xem video dạy các kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn. - Các con ơi, chúng mình vừa được xem video hướng dẫn các kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn đấy. Các con luôn phải ghi nhớ những kỹ năng này để bảo vệ chính mình, người thân và mọi người xung quanh nhé. * Hoạt động 3: Luyện Tập (Phần III: “Bé cùng trải nghiệm”) Tiếp theo chương trình hôm nay cô mời các con đến với phần 3 vô cùng hấp dẫn và thú vị mang tên :” Bé cùng trải nghiệm” - Ở phần này cô cần các con hãy chú ý lắng nghe, phản xạ thật nhanh thực hành cách thoát hiểm với các tình huống hỏa hoạn. Tình huống 1. Các con đã sẵn sàng chưa? - Cô bấm còi và hô: “Cửa ra vào có cháy nhỏ”- Trẻ lấy khăn chùm lên người và chạy ra ngoài cửa. Cô nhận xét. Tình huống 2. - Cô bấm còi và hô: “Lửa bén lên người”_Trẻ lăn qua lăn lại trên sàn Cô nhận xét Tình huống 3. - Cô bấm còi và hô: ”Có cháy rồi nhiều khói quá ” – Trẻ lấy khăn bịt mũi và miệng bò men ra cửa Cô nhận xét - Cô tổ chức cho cả lớp chơi Giáo dục: Các con ơi! Hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất khi nào và bất cứ nơi đâu. Qua phần trải nghiệm vừa rồi cô thấy rằng các con đã biết cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra. Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết trong cuôc sống chúng mình hãy luôn nghi nhớ và cùng chia sẻ với mọi người cách phòng tránh hỏa hoạn và cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn. Công việc của các chú lính cứu hỏa rất là vất vả và nguy hiểm nên các con phải luôn luôn yêu quý kính trọng các chú các con nhớ chưa nào? * Hoạt động 4: Trò chơi ( Phần IV: “Bé cùng chung sức”) Và ngay bây giờ cô mời chúng mình tham gia vào phần chơi:”Bé cùng chung sức”. Ở phần chơi này cô có một món quà dành tặng cho chúng mình. Các con nhìn xem đây là gì? Đây chính là bình cứu hỏa đấy. Nó là một thiết bị chữa cháy rất cần thiết cho mỗi chúng ta trong gia đình và nhà trường đấy. Cách chơi: các con sẽ tách thành 2 đội, chúng mình sẽ cùng tham gia chuyển giúp các chú lính cứu hỏa bình chữa cháy đến ngôi nhà. Và để đưa được bình cho các chú thì các con phải bật qua một con suối. Thời gian chuyển là 1 bản nhạc. Luật chơi: Mỗi 1 lần vận chuyển chúng mình chỉ được mang 1 bình cứu hỏa và chúng mình phải bật thật khéo léo để không bị ngã xuống suối và dẫm vào các cây cỏ hai bên suối các con đã sẵn sàng chưa? (cô nhận xét khích lệ trẻ) 3.Kết thúc:( 1 phút). Các con ơi các chú lính cứu hỏa gửi lời cảm ơn tới chúng mình đấy và phần thi “Bé cùng chung sức” đã khép lại chương trình “ Lính cứu hỏa tài năng” rồi. Qua bài học ngày hôm nay cô mong rằng các con đã có những hiểu biết về hỏa hoạn và có kỹ năng tốt để thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra. Xin chào và hẹn gặp lại -Trẻ hưởng ứng Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ xem video - 2-3 trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ xem hình ảnh -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ xem video -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ lên lấy đồ tranh - Thảo luận nhóm -Trẻ chia sẻ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ chia sẻ -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ chia sẻ -Trẻ lắng nghe -Trẻ xem video -Trẻ lắng nghe -Trẻ lên trải nghiệm -Trẻ lắng nghe - Cả lớp cùng thực hiện - Cả lớp cùng thực hiện - Cả lớp cùng thực hiện -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ chơi theo 2 nhóm -Trẻ lắng nghe -Trẻ ra ngoài
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_nhan_biet.doc