Đề tài Một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ bộc lộ cảm xúc thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

docx 24 trang Phương Thanh 20/12/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ bộc lộ cảm xúc thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ bộc lộ cảm xúc thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

Đề tài Một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ bộc lộ cảm xúc thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cảm xúc là những rung cảm xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ và rõ rệt. Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng.Cảm xúc và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của trẻ. Chính vì vậy, nhận thức của trẻ cũng mang đậm màu sắc cảm xúc. Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự thay đổi hay những điều mới mẻ từ thế giới xung quanh, xúc động và ngỡ ngàng trước những điều tưởng trừng rất đơn giản. Một bông hoa nở, một con kiến bò cũng làm trẻ tò mò thích thú.
Và vốn từ biểu lộ cảm xúc trẻ có sẵn,trẻ cảm nhận được và trẻ học được là cơ sở tốt cho sự phát triển về trí tuệ,giúp trẻ thể hiện rõ được những cái đẹp hay tình yêu thương từ thế giới xung quanh mình.Vì vậy, mở rộng vốn từ biểu lộ cảm xúc rất quan trọng đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non.
Với hoạt động quan sát ngoài trời là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội rất gần gũi xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi, khám phá của trẻ. Chính vì gần gũi, thân quen nên trẻ sẽ dễ dàng bộc bạch ra cảm xúc miêu tả chân thực,những suy nghĩ độc đáo, riêng biệt mà mình thấy được từ vật được quan sát.
Tôi nhận thấy ngôn ngữ trẻ sử dụng trong 6 năm đầu đời có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo sẽ học tập hoạt động nhiều hơn ở nhà nên yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình hình thành vốn từ thể hiện cảm xúc phát triển một cách tích cực nhất. Trên bước đường phát triển về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ, giáo viên là người phát hiện, hình thành những kỹ năng ngôn ngữ, quan sát đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ..
Thực tế, lớp 5 tuổi A9 do tôi phụ trách, năm học 2020-2021 có số lượng học sinh là 29.Là giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn, tôi luôn chú trọng tới việc phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là vốn từ để biểu lộ cảm xúc bày tỏ cảm nhận về cái đẹp xung quanh.Tôi đã luôn trăn trở, suy nghĩ sẽ lồng ghép các nội dung quan sát hoạt động ngoài trời như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, vì vậy tôi đã đề ra:“Một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ bộc lộ cảm xúc thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi”. Điều này sẽ là một tiền đề tốt cho trẻ tự tin bước vào lớp 1.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục quan sát ngoài trời
a.Ưu điểm
Trường Mầm non Thị trấn Phố Mới nơi tôi đang công tác là một ngôi trường với đội ngũ Ban giám hiệu, giáo viên có năng lực, nhiều đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh.Năm học 2019-2020 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3; Trường đạt danh hiệu “Lá cờ đầu”. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ, của chính quyền địa phương, sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh.
Bên cạnh đó, Nhà trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đầy đủ cho việc dạy và học, số luợng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường không khí trong lành. Sân chơi của trường rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
Bản thân thường xuyên quan sát, học hỏi đồng nghiệp qua các buổi hoạt động ngoài trời và tìm hiểu qua sách, các phương tiện thông tin báo mạng điện tử.
Mỗi ngày đi học trẻ đều được tham gia hoạt động chơi ngoài trời, chính vì vậy giáo viên rất dễ dàng cung cấp giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ miêu tả cảm nhận qua việc ngắm nghía,sờ, nắm, ngửi, nếm hay ôm ấp. và càng thuận lợi khi mỗi ngày vật được quan sát đều được thay đổi mới lạ, càng kích thích và gây hứng thú hơn cho trẻ.
Trẻ lớp tôi tỷ lệ học chuyên cần cao, trẻ đều qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ, trẻ rât hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô, các bạn.
b.Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Qua thực tế giảng dạy những năm vừa qua nói chung và năm nay nói riêng, còn một số học sinh chưa thực sự hứng thú tham gia các môn học cũng như chưa thực sự để ý tới nội dung hoạt động quan sát ngoài trời, bản thân một số trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn hay tự ti chỉ dám đứng im nhìn, không nói gì dù cô hỏi cũng không biết trả lời gì khi được hỏi về suy nghĩ hay cảm nhận của mình , một số khác chỉ quan tâm được ra ngoài chơi không để ý cô cho quan sát gì, nghó nghiêng chêu đùa bạn hay nhìn đi chỗ khácDo đó, là buổi hoạt động ngoài trời chưa thu về cho trẻ lượng kiến thức vốn từ đầy đủ về vật được quan sát.
Từ những hạn chế đó của trẻ, tôi nhận thấy được một số nguyên nhân sau:
*Thứnhất: Do khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên khó khăn trong việc chọn đề tài phù hợp để cung cấp kiến thức cho trẻ .
*Thứ hai:Về phương pháp chưa có nhiều đổi mới về hình thức cho trẻ dạo chơi ngoài trời,giáo viên chưa thực sự nhận thức được vai trò của thiên nhiên đem lại cho trẻ, ít có sự thay đổi.
*Thứ ba:Với tình hình xã hội hiện nay, không phải gia đình nào cũng để ý tới nét mặt, cảm nhận, cảm xúc của trẻ. Đa số các bố mẹ chỉ quan tâm tới vấn đề con mình cao hay thấp, béo hay gầy, học giỏi hay kém. Rất ít khi nhìn con đang chăm chú ngắm nghía hay quan sát gì, nét mặt con đang thể hiện điều gì. Và gần như cho rằng trẻ mầm non chưa hiểu chuyện nên chưa cần tâm sự với con. Nguyên nhân khác cũng do bố mẹ bận với công việc chưa để ý trẻ nên vô tình để trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin sớm, tạo cho trẻ thói quen im lặng xem ti vi, điện thoại và không cần phiền tới nguời lớn.Từ đó,trẻ trở nên ít nói, ngại giao tiếp với người xung quanh.
Trước khi thực hiện các biện pháp tôi có làm một khảo sát với trẻ:
Nội dung
Ngày 8/9/2020
Số trẻ
Tỷ lệ %
1.Trẻ hứng thú khi vào hoạt động quan sát ngoài trời
16/29
55,2
2.Trẻ xung phong phát biểu suy nghĩ của mình về vật quan sát
13/29
44,8
3.Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ về cảm xúc của mình
12/29
41,3
4.Trẻ thích tham gia các trò chơi tập thể cùng cô và các bạn
19/29
65,5

Từ những ưu điểm và hạn chế trên tôi đã không ngừng tìm tòi, suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ bộc lộ cảm xúc thôngqua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi”
2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời
a)Biện pháp 1:Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ
Vai trò của giáo viên trong việc định hướng tổ chức hoạt động cho trẻ là rất quan trọng. Để làm tốt điều này thì bản thân giáo viên phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho mình, nghiên cứu tìm tòi đổi mới các phương pháp giáo dục, thay đổi các hình thức tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời. Giáo viên phải lựa chọn nội dung quan sát phù hợp với trẻ, từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, chuẩn bị các đồ dùng để tổ chức hoạt động cho trẻ.
b)Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động tạo hứng thú cho trẻ 
Để thu hút trẻ tham gia hoạt động thì giáo viên cần phải có kỹ năng để thu hút trẻ, giáo viên lựa chọn các hình thức khác nhau như bài hát, câu chuyện, câu đố, trò chơi.Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp để cho trẻ quan sát tốt hơn. Hay hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát cùng cô, ngoài ra cô nên thể hiện ngôn ngữ cảm xúc của mình và có câu hỏi gợi ý để phát triển tư duy muốn bộc lộ ra của trẻVới cách gợi mở trước như vậy trẻ sẽ có hứng thú tự tìm hiểu và sẽ có kiến thức về những thứ mình đã tìm hiểu. Khi cô nhắc lại trẻ sẽ đoán ra được đặc điểm và suy nghĩ của mình về đồ vật đó.
c) Biệnpháp 3:Cho trẻ trải nghiệmthực tế vàtập quan sát một cách tỉ mỉ.
Mỗi hoạt động ngoài trời là một buổi trải nghiệm đối với trẻ. Cô tận dụng cho trẻ quan sát những vật gần gũi hằng ngày thấy được. Cho trẻ hoạt động một cách tự nhiên nhất. Để trẻ tự do làm những điều trẻ muốn, động viên trẻ cùng làm với cô và bạn và sau đó hay kể lại cho cô và bạn cùng nghe.
Biện pháp này giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp hay cảm giác của chính mình. Bởi khi trẻ được quan sát thật kỹ, cảm nhận bằng mắt, mũi, tai, miệng và đôi bàn tay thì khả năng đã hình thành được ý tưởng cảm xúc mình muốn nói ra. Rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ.Tập cho trẻ biết chia nhóm chơi của mình, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh hoạt qua việc trẻ tự rủ bạn lập nhóm tìm hiểu về đồ vật, sự vật quan sát xung quanh. 
Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vật quan sát theo ý thích về sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến khích động viên trẻ tự khám phá những gì trẻ muốn sau khi đã kết thúc phần quan sát cùng cô.
d)Biện pháp 4: xác định đặc điểm ngôn ngữ biểu lộ cảm xúc của trẻ.
Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn bộc lộ tính  nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự  phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt ở tốc độ nhanh nhất, đến tuổi mẫu giáo hầu hết trẻ đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo trong các hoạt động giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên ,cách diễn đạt của trẻ lại chưa rõ, chưa phong phú, và điều này càng làm cho những trẻ nhát, tự ti, ngại thể hiện, ngại giao tiếp, bày tỏ cảm nhận suy nghĩ.Và đây là bước lắp ghép giữa quan sát và diễn đạt bằng lời. Nghĩa là khi trẻ có cái nhìn tổng thể về vật được quan sát, trẻ bắt đầu nghĩ lại mình vừa thấy gì, cảm nhận được gì. Trẻ muốn thể hiện ra thì cô giáo chính là người hướng dẫn trẻ. Tất cả những biểu cảm, lời nói cử chỉ nét mặt của cô với từng vật quan sát trẻ sẽ nhanh chóng học được, khắc ghi và biến thành chính ngôn ngữ của trẻ để trẻ phát triển những từ ngữ tương tự.
e) Biện pháp 5: Đa dạng các trò chơi ngoài trời phù hợp với chủ đề 
Giáo viên cần phải chủ động tách nhóm cho cháu hoạt động. Trường có diện tích sân rộng, sĩ số trẻ hợp lý nên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thể của từng nhóm rất thuận tiện, giáo viên tích cực tìm tòi những trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi dân gian gắn với chủ điểm và gắn với mốc thời gian phù hợp để trẻ có cơ hội được giao tiếp với bạn theo ý thích, được tìm tòi những điều mới lạ hằng ngày và kể lại với bạn với cô và với gia đình. Từ đó trẻ sẽ mạnh dạn tự tin với vốn hiểu biết của mình hơn.
Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viênphải linh hoạt thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.Qua những trò chơi này giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, rèn cho trẻ cách cởi mở về cảm xúc suy nghĩ khi trò chuyện với mọi người xung quanh
g)Biện pháp 6. Phối kết hợp với phụ huynh
Việc phối hợp với phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động chung cũng như hoạt động ngoài trời rất quan trọng, có tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ vì vậy giáo viên phải thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh, trò chuyện trao đổi với phụ huynh về các hoạt động của trường, của lớp, những hoạt động hằng ngày để phụ huynh nắm bắt được những nội dung con mình được tham gia tại lớp, để cùng phối hợp trong việc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
3. Thực nghiệm sư phạm ( áp dụng thực tiễn ) 
a.Mô tả cách thức thực hiện
Tôi đã thực hiện “Một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc thông qua hoạt động ngoài trời” tại lớp 5 tuổi A9 trường Mầm non Thị trấn Phố Mới với tổng số 29 trẻ. 
Thời gian áp dụng các biện pháp trong năm học 2020-2021. Bắt đầu từ tháng 9/2020 đến hết tháng 5/2021.
Trước khi thực hiện áp dụng các biện pháp, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi,lớp 5-6 tuổi A9,với tổng số trẻ 29/29 = 100% trẻ.Lần 1 vào ngày 08/09/2020. Sau khoảng gần hai tháng, tôi tiến hành khảo sát lần 2 vào ngày 10/11/ 2020 để đánh giá kết quả sau khi áp dụng.
Tôi thực hiện từng biện pháp cụ thể như sau:
*Biện pháp 1:Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ
Để có kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ, bản thân tôi đã tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn của bản thân. Hằng ngày tranh thủ vào các buổi trưa, buổi tối để nghiên cứu tài liệu, tôi tích cực trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các cuộc sinh hoạt chuyên môn của tổ, trường tổ chức, ghi chép đầy đủ cụ thể. Sưu tầm các bài giảng trên internet các tiết dạy hay từ các trường hướng theo phương pháp Montessori ..(Hình ảnh 1)
Tìm tòi và sưu tập những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá mới trên các trang mạng như violet, teachvn.com ....để hướng trẻ quan sát thử nghiệm. Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.
 Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ, luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình và dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non mới.
* Biện pháp 2:Tổ chức hoạt động tạo hứng thú
Để gây hứng thú cho trẻ, tôi thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức dẫn dắt vào hoạt động khác nhau, sử dụng trò chơi, câu đố, câu hỏi, bài hát., tôi xây dựng kế hoạch tổ chức họat động ngoài trời cho trẻ theo từng chủ đề, hằng tuần một cách cụ thể, chi tiết như :
Chủ đề Trường mầm non , khi cho trẻ quan sát: “Một số đồ chơi ngoài trời”, mở đầu tôi cho trẻ đoán câu đố:
 “ Bạn quay vòng quanh
Tôi quay vòng quanh
Đuổi nhau ngày tháng
Không bắt được nhau
Là gì đoán mau”
Sau đó cho trẻ đoán theo khả năng của trẻ.
(hình ảnh 2)
Hay trong chủ đề gia đình.Trước khi cho trẻ quan sát các kiểu nhà , tôi cho trẻ kểvề ngôi nhà của trẻ, gợi ý để trẻ kể về ngôi nhà của mình theo trí nhớ, ý hiểu của trẻ, dựa vào hiểu biết của trẻ để mở rộng thêm vốn từ biểu lộ cảm xúc cho trẻ. Sau đó, cô cũng kể về ngôi nhà của cô “cô có một ngôi nhà 2 tầngrất to và đẹp đấy, nhà có màu vàng, mái nhà màu đỏ, trong nhà cô có rất nhiều phòng, mỗi phòng đều được trang trí với nhiều hình đáng yêu, và cô rất yêu ngôi nhà...(khi cô nói kết hợp với của chỉ và ánh mắt, vừa kể cô vừa kết hợp sử dụng các câu hỏi để cho trẻ đoán).Cô lại tiếp tục để những trẻ sau nói ra cảm nhận tương tự như cô và điểm riêng về ngôi nhà của mình Với cách làm này, tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
	Để có không khí vui tươi hơn, mở đầu tôi sử dụng các bài hát cho trẻ vận động, lựa chọn các bài hát phù hợp với chủ đề, với nội dung cần cho trẻ quan sát như trong chủ đề nhánh tết Trung thu, tôi cho trẻ quan sát mâm cỗ ngày tết Trung thu, cô chuẩn bị hoa quả, đèn ông sao, một số bánh kẹo., mở đầu tôi cho trẻ vận động bài “Chiếc đèn ông sao”, trò chuyện với trẻ về ngày tết Trung thu, và cho trẻ bày mâm cỗ theo khả năng, ý thích của trẻ, từ mâm cỗ trẻ bày được tôi cho trẻ quan sát, đàm thoại về mâm ngũ quả đó. Với cách làm này, trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia.
	Để gây hứng thú cho trẻ,tôi thường xuyên sử dụng các trò chơi vận động để giúp trẻ phát triển thể lực, tăng cảm xúc cho trẻ, cụ thể như:
Quan sát bạn trai, bạn gái, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Kết bạn”, cho trẻ hát bài “Tìm bạn”, vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh 1 trẻ trai kết bạn với 1 trẻ gái, sau đó cho từng cặp đôi giới thiệu về bản thân mình.
*Biện pháp 3:Cho trẻ trải nghiệm thực tế vàtập quan sát một cách tỉ mỉ.
Tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với thực tế phù hợp với chủ đề, để tăng khả năng phát triển cho trẻ.
Tôi cho trẻ tham gia trồng cây, tạo dựng góc thiên nhiên của lớp, và chăm sóc vườn cây trong trường nhằm phát triên óc tò mò ở trẻ. Thông qua các hoạt động trồng cây, tôi giáo dục tình yêu thiên nhiên cho trẻ. Để giúp trẻ hình thành biểu tượng về sự phát triển của cây từ hạt, tôi cho trẻ tham gia làm thí nghiệm đó, tôi chuẩn bị các cốc nhựa nhỏ, hạt đậu, rồi cho trẻ thực hiện, trẻ tự lấy đất, mỗi hôm trẻ sẽ cho hạt đậu vào chậu để trồng (Hôm nay trẻ trồng 1 chậu, ngày mai trẻ lại trồng, ngày tiếp trẻ lại trồng, trồng với những ngày khác nhau), sau đó cho trẻ chăm sóc các chậu mà trẻ trồng được, hằng ngày cho trẻ quan sát sự thay đổi của các chậu trẻ trồng.(Hình ảnh 3)
Tôi tạo các cơ hội, tình huống khác nhau cho trẻ tham gia,như:
Quan sát sự thay đổi hằng ngày của cây xung quanh trường, tôi hướng dẫn trẻ rủ bạn thành nhóm chia ra và phân loại chúng thành nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả những gì được tự làm trẻ sẽ khắc ghi sâu hơn.
Hay khi cho trẻ trải nghiệm với các đồ vật xung quanh ,tôi lựa chọn những đồ vật, con vật gần gũi với trẻ, từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý những đồ vật, con vật xung quanh trẻ như : Trong Chủ đề trường Mầm non, quan sát bát và thìa ăn cơm.Tôi cho trẻ trải nghiệm với các đồ vật bằng nhiều cách khác nhau như nhìn xa, nhìn gần để cảm nhận bằng mắt nhìn, tay sờ và cho trẻ thử khám phá âm thanh bằng cách sử dụng thìa gõ vào bát tạo thành âm thanh, cho trẻ nói về tên gọi, đặc điểm của các đồ dùng đó theo ý hiểu của trẻ .tôi cho tất cả trẻ cùng được tham gia.(Hình ảnh 4)
*Biện pháp 4: Xác định đặc điểm ngôn ngữ biểu lộ cảm xúc của trẻ
Tôi xác định đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. Tôi lắng nghe những câu từ trẻ nói chuyện với bạn và so sánh khi trẻ mới bắt đầu quan sát miêu tả để tôi nắm bắt được khả năng của trẻ.
Việc bộc lộ cảm xúc bằng ngôn ngữ kết hợp với nét mặt tôi thực hiện nhiều lần lặp lại, thể hiện bằng lời nói kết hợp với biểu cảm ánh mắt, khuôn miệng, cử chỉ....(Hình ảnh 5)
Tôi gợi mở với trẻ như lời thoại của câu chuyện cổ tích, gần gũi tự nhiên. Khi trẻ được nghe nhiều sẽ dần ghi nhớ và sẽ lấy những lời đó của cô thành của mình để sử dụng vào chính suy nghĩ phát biểu của trẻ, cụ thể như:
Quan sát hoa hồng ở góc thiên nhiên của lớp. Không cần áp đặt trẻ phải chờ cô hỏi, chỉ cần hướng trẻ tới bông hoa, nhìn ngắm và thể hiện luôn cảm xúc của mình. Cô sẽ lặp lại các từ cảm nhận cái đẹp “ ôi nhìn này, bông hoa hồng rực rỡ quá. Cánh hoa nhỏ nhỏ xinh xinh, sờ mịn màng như da của chúng mình ý.hay như những cái gai trên cành hoa kìa, nhìn thôi đã thấy sắc, chắc chắn chạm vào là sẽ đau lắm nên chúng mình đừng chạm vào.” 
Khi tạo cảm giác cảm nhận mùi hương hoa, tôi sẽ hướng trẻ thả lỏng cơ thể và nhắm mắt nhẹ nhàng để cảm nhận được mùi thơm của hoa như: Mùi hoa ly thoang thoảng nhưng khi ngửi quá gần tôi thể hiện nét mặt nhăn lại để trẻ thấy ngửi gần mùi hoa ly sẽ thơm đậm hơn thành mùi rất đậm và nồng.(Hình 

File đính kèm:

  • docxde_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_phat_trien_ngon_ngu_mo_rong.docx