Đề tài Một số biện pháp nâng cao giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

docx 25 trang Phương Thanh 20/12/2024 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số biện pháp nâng cao giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Đề tài Một số biện pháp nâng cao giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật
3
2. Các biện pháp giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non
5
a)Biệnpháp 1: Sử dụng vật thật kết hợp với câu đố, ca dao, tục ngữ, bài hát
5
b) Biện pháp 2 : Đưa việc sử dụng vật thật vào trong tiết học làm quen với môi trường của trẻ
5
c) Biện pháp 3:Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh mọi lúc mọi nơi
6
d) Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh 
6
3. Thực trạng sư phạm (áp dụng thực tiễn)
7
a) Mô tả cách thức thực hiện
7
b) Kết quả đạt được
14
c) Điều chỉnh, bổ xung sau thực nghiệm
16
4. Kết luận
16
5. Kiến nghị, đề xuất
16
PHẦN III : MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
17
PHẦN IV: CAM KẾT
25

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
“Xung quanh ta có bao điều kỳ lạ
Mà sao ta biết chẳng được bao nhiêu”.
Đó là một câu hát rất quen thuộc đối với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn, nó bao gồm tất cả các sự vật hiện tượng, cây cỏ, con vật, các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ.Từ khi mới sinh ra, trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn hơn, nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đức-Trí-Thể-Mỹ.
Thông qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển và đó là mục đích hàng đầu của ngành học Mầm non nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Cho nên, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm rất thiết thực, cần thiết và nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã được đưa vào trong chương trình dạy trẻ thành một hoạt động và trẻ được học ngay từ độ tuổi nhà trẻ tới các độ tuổi tiếp theo.	Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đề ra“Một số biện pháp nâng cao giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” với mục đích giúp trẻ phát triển nhận thức, tìm hiểu thế giới xung quanh qua những vật thật để trẻ phát triển một cách toàn diện, trở thành những nhân tài tương lai cho Đất nước.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật.
a. Ưu điểm
- Giáo viên nâng cao hiểu biết tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua vật thật, từ đó giáo viên nâng cao năng lực, nắm chắc chuyên môn và tận dụng mọi điều kiện vật thật xung quanh có hiệu quả.
- Phù hợp với đặc điểm của trẻ, nhận thức cảm tính, tư duy cụ thể, trí nhớ trực quan hình tượng, rèn luyện phát triển các giác quan vốn từ cho trẻ. 
-Trẻ được hoạt động và trải nghiệm kích thích tính ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá sự vật,hiện tượng xung quanh. 
-Trẻ phát hiện được sự thay đổi, sự khác nhau, giống nhau của sự vật hiện tượng xung quanh.
 - Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tương đối đầy đủ. Không gian trường, lớp rộng rãi, trường có mái che khu vực sân chơi thuận tiện cho trẻ tham gia trải nghiệm, khám phá.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cũng như đồng nghiệp luôn tạo điều kiện cho tôi xây dựng các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh.
- Bản thân là một giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, luôn nâng cao vai trò tự học tập, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy, chịu khó học hỏi sách báo và ứng dụng công nghệ thông tin. Bản thân tự trang bị cho mình phương tiện dạy học tốt như: Máy tính xách tay, mạng 3G.
- Phần lớn các bậc phụ huynh quan tâm đến bậc học Mầm non nên thuận tiện trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương giúp cho việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
* Về cơ sở vật chất:
- Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
- Bản thân chưa mạnh dạn xây dựng các hoạt động khám phá vào kế hoạch hoặc nếu có xây dựng thì còn mang tính hình thức, khuôn khổ, gò bó.
- Đa số trẻ chưa có nề nếp học tập vì chưa qua học các nhóm trẻ nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh.
- Phạm vi nhận biết sự, vật hiện tượng của trẻ còn bị bó hẹp, nhận thức chưa được sâu sắc về vật thật trong môi trường xung quanh.
-Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình ở bậc học Mầm non nên việc kết hợp việc nắm bắt và đổi mới giáo dục còn nhiều hạn chế.
- Qua khảo sát thực tế trên lớp tại các giờ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ,một số trẻ nhận biết được sự vật, hiện tượng một cách đơn giản, qua loa và không nhớ hết những đặc điểm của sự vật. Hình ảnh về sự vật đó không lưu lại trong trí nhớ, vì vậy, trẻ không hứng thú khi khám phá chúng.
Điều tra thực tế trong các họat động học có chủ đích ngày 10 tháng 9 năm 2020 cho tôi kết quả như sau:
Tổng số trẻ 26 trẻ:
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ
Trẻ hứng thú khám phá
14/26
54
Trẻ nhận thức rõ đặc điểm sự vật
8/26
31
Trẻ nhận thức chậm
11/26
42
Không nhớ đặc điểm
13/26
50

Từ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trên, tôi đề ra“Một số biện pháp nâng cao giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” như sau:
2. Các biện pháp nâng cao giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua sử dụng vật thật cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non. 
a)Biện pháp 1: Sử dụng vật thật kết hợp với bài hát, câu đố, ca dao, tục ngữ.
Việc sử dụng vật thật kết hợp với những câu đố, ca dao tục ngữ rất có hữu ích trong việc giúp trẻ làm quen với môi trường tự nhiên, trẻ hững thú tò mò hơn, tạo cho trẻ không khí không bị gò bó, căng thẳng, bên cạnh đó còn giúp trẻ cảm nhận được những nét đẹp của quê hương, Đất nước.Giáo viên cần khéo léo trong việc đưa những câu đố, ca dao, tục ngữ vào trong các hoạt động khám phá một cách tự nhiên nhất cho trẻ.
Giáo viên tích cực sưu tầm những bài hát, câu đố, ca dao, tục ngữ theo từng chủ đề để dễ ràng tích hợp vào trong các hoạt động khám phá cho trẻ.
b)Biện pháp 2: Đưa việc sử dụng vật thật vào trong tiết học làm quen với môi trường của trẻ.
Để tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh trong hoạt động học, thì việc đầu tiên mà giáo viên cần làm đó là phải lựa chọn nội dung cho trẻ khám phá; xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng chủ đề, chuẩn bị những đồ dùng, dụng cụ cho trẻ hoạt động.
Trong giờ học, cô chuẩn bị đầy đủ vật thật, phong phú về chủng loại, có hình thức, màu sắc đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với trẻ.Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết dạy. Vì trẻ 3-4 tuổi có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít nên cô phải thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ.
Các sự vật, hiện tượng xung quanh luôn gây hứng thú cho trẻ, làm trẻ có mong muốn tìm hiểu, khám phá. Nếu quá trình này diễn ra dưới sự điều khiển của giáo viên thì hứng thú và tính ham hiểu biết của trẻ sẽ tăng lên .Việc tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng sẽ tạo ra sự rung động trước cái đẹp xung quanh cho trẻ gắn bó hơn, tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xung quanh chúng. 
Giáo viên nênsử dụng các phương pháp như: phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp sử dụng trò chơi 
c)Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh mọi lúc mọi nơi.
Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng xung quanh cuộcsống bằng những phương pháp thực hiện trên hoạt động học có chủ đích mà giáo viên phải tận dụng tất cả các hìnhthức, ở mọi lúc mọi nơi mà để giúp trẻ khắc sâu hơn,hiểu sâu hơncác sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm.
Giáo viên có thể cho trẻ làm quen với môi trường thông qua các hoạt động như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, giờ ăn
Cô thường xuyên thay đổi các hình thức cho trẻ làm quen, sử dụng các thủ thuật, tạo các cơ hội cho trẻ trải nghiệm để phát huy được khả năng của trẻ.
d) Biện pháp 4:Kết hợp với phụ huynh
Đối với trẻ Mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được nhắc lại thường xuyên thì sẽ quên lời cô dạy. Vì thế,xây dựng mối quan hệ với phụ huynh là một trong yếu tố rất quan trọngđể tăngnhận thức khám phá môi trường xung quanh.Giáo viên xây dựng, lập kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh phù hợp với điều kiện của trường, lớptheo đúng với chủ đề. Huy động tối đa những một sốđồ dùng sẵn có ở địaphương, giáo viên nên trao đổi với phụ huynh về phương thức, cách thức cho trẻ tiếp xúc khám về các đồvật, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ ở gia đình.
Khi các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, tạo điều kiện cộng tác với cô giáo để việc làm quen với môi trường xung quanh của trẻ đạt hiệu quả cao nhất, đó cũng là góp phần nâng cao chất lượng môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. 
3) Thực nghiệm sư phạm (áp dụng thực tiễn)
a) Mô tả cách thức thực hiện
Tôi đã áp dụng "Một số biện pháp nâng cao cho trẻ làm quen với môi trường xung quanhthông qua sử dụng vật thật cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi"tại lớp 3tuổi C2 trường Mầm non Thị trấn Phố Mới với tổng số 26 trẻ. Tôi đã áp dụng lồng ghép các giải pháp hằng ngày trong kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
Thời gian áp dụng các biện pháp trong năm học 2020-2021. Bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2020 đến hết tháng 5/2021. Trước khi tiến hành áp dụng các biện pháp, tôi tiến hành khảo sát trên trẻ lớp tôi lần 1 vào ngày 10/9/2020; sau hai tháng thực hiện tôi khảo sát lần 2 vào ngày 10/11/2020.
Tôi sử dụng các nhóm phương pháp:Phương pháp nghiên cứu thực tiễn(phương pháp quan sát, đàm thoại; phân tích, tổng hợp....) Phương pháp thực nghiệm(Cho trẻ trải nghiệm thực tiễn).
Tôi thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
*Biện pháp 1: Sử dụng vật thật kết hợp với bài thơ,bài hát, câu chuyện câu đố, ca dao, tục ngữ.
Tôi chuẩn bị những vật thật sinh động và hấp dẫn vào mỗi hoạt động để trẻ nhận biết được đồ vật, con vật, hiện tượng, mỗi chủ đề có sự chuẩn bị khác nhau, cụ thể như sau:
 Ở chủ đề trường Mầm non, tôi tận dụng những đồ dùng có sẵn như: Bàn , ghế, sách vở, màu, đồ dùng đồ chơi trong lớp, ngoài trời....Hay chủ đề bản thân ,tôi chuẩn bị đồ dùng như: Quần áo, giày dép, gương, lược... Chủ đề gia đình ,tôi chuẩn bị những video về gia đình, tranh ảnh, đồ dùng gia đình...Tùy từng hoạt động để tôi chuẩn bị các đồ dùng khác nhau, phù hợp với trẻ.
Tôi kết hợp với bài thơ, bài hát, câu chuyện, câu đố, ca dao, tục ngữ để cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Để làm tốt được điều đó thì bản thân tôi tích cực sưu tầm những câu đố vui, bài hát, ca dao, tục ngữ, thơ, chuyện kể theo từng chủ đề có nội dung về môi trường xung quanh trên mạng internet, sách báo, các tuyển tập bài thơ, câu đố cho trẻ Mầm non....
Tôi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với “Một số đồ dùng trong gia đình”,cho trẻ làm quen cái bát, tôi dùng câu đố,sau đó ,tôi cho trẻ đọc bài thơ “Cái bát”, hỏi trẻ bài thơ nói về cái gì? Sau đó đưa bát ra cho trẻ để trẻ tự tìm hiểu, khám phá về cái bát, cho trẻ sờ, cầm, gõ...nói lên ý hiểu của mình về cái bát.(Hình ảnh 1)
Hay khi tôi cho trẻ quan sát đu quay, tôi dùng câu đố về đu quay, cho trẻ đoán đó là cái gì? và hướng cho trẻ quan sát. (Hình ảnh 2)
Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời ,tôi kết hợp cho trẻ dự đoán thời tiết, các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Cho trẻ đọc câu tục ngữ:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Tôi đàm thoại, với trẻ, giảng giải để trẻ hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ(Hình ảnh 3).
*Biện pháp 2: Đưa việc sử dụng vật thật vào trong tiết học làm quen với môi trường của trẻ.
Từ tình hình thực trạng nêu trên, tôi đã đưa ra các phương pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn bằng nhiều hình thức.
Để tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh, tôi không ngừng học tập, nâng cao hình ảnh chuyên môn cho mình, tự nghiên cứu các đề tài, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động trên mạng, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, bám sát vào kế hoạch năm học, xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh theo chủ đề, xây dựng kế hoạch ngày. Dựa vào kế hoạch xây dựng, tôi chuẩn bị những đồ dùng điều kiện cho trẻ hoạt động.
Trong tiết học, tôi đã sử dụng vật thật cho trẻ khám phá, cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với vật thật bằng cách nhìn, sờ, nếmvà cảm nhận, qua đó trẻ trải nghiệm bằng chính bản thân của mình sẽ giúp trẻ hứng thú, ham tìm hiểu và ghi nhớ một cách có chủ định. Đồng thời ,tôi cũng sử dụng lời nói, tổ chức trò chơi, thiết kế bài giảng điện tử để tổ chức cho trẻ khám phá, như sau:
* Dùng lời nói
Sử dụng lời nói rõ ràng, mạch lạc, logic, chậm rãi để cung cấp kiến thức cho trẻ bởi đối tượng trẻ 3-4 tuổi ngôn ngữ còn đang hình thành, có trẻ vẫn còn ngọng .Vì thế, lời nói các cô cần chính xác, nội dung cung cấp đầy đủ, súc tích.
 Khi đưa ra những loại quả thật để dạy trẻ thì những vật thật đó sẽ gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối tượng một cách toàn diện hơn, được ngắm nhình xung quanh vật một cách kỹ lưỡng.
Trong chủ đề bản thân, hoạt động khám phá, tôi cho trẻ làm quen với đề tài “Dinh dưỡng của bé”, cô cho trẻ quan sát quả chuối ,cho trẻ ngắm và cung cấp kiến thức cho trẻ đặc điểm quả chuối như: Đây là quả chuối, quả chuối khi chín có màu vàng, quả chuối dài, chuối chín ăn rất ngọt, nhiều chất dinh dưỡng (Hình ảnh 4).
* Đồ dùng trực quan
Những tiết học trước kia, khi cung cấp kiến thức cho trẻ đơn thuần cô dùng tranh ảnh, mô hình. Giờ tôi sử dụng đồ dùng là vật thật có sẵn đã chuẩn bị từ trước để cung cấp kiến thức cho trẻ, trẻ làm quen nhanh hơn, hứng thú hơn.
 Ở chủ đề gia đình, tôi cho trẻ làm quen với một số đồ dùng trong gia đình, tôi đã chuẩn bị cho trẻ một số đồ dùng thật như bát, thìa, cốc, quần áo, tôi tạo một siêu thị, cho trẻ đi chơi siêu thị và mua đồ bé thích, khi về tôi hỏi trẻ được đồ gì? . Tôi cho trẻ quan sát, sờ đồ dùng đó, nhận xét đồ dùng mà trẻ mua được, có thể cho trẻ thảo luận nhóm với nhau để trẻ kích thích sự tò tò, sự làm việc nhóm cho trẻ. (Hình ảnh 5)
*Trò chơi
	Trong tiết học cho trẻ làm quen với Môi trường xung quanh thì trò chơi nhằm giúp hệ thống hóa, củng cố kiến thức, những trò chơi làm tăng thêm sự hứng thú của trẻ. Tôi đã sử dụng trò chơi trong tiết học nhưng sử dụng bằng những vật thật để trẻ trải nghiệm một cách chính xác hơn về sự vật, đồ vật.
Tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chiếc hộp kì diệu trong tiết họclàm quen với một số đồ dùng cá nhân của trẻ, chủ đề “Bản thân”. Trẻ được quan sát, sờ, một số đồ dùng cá nhân của trẻ, thì trong trò chơi để nhận ra được một số đồ dùng cần tìm trong hộp cần ở trẻ một trí nhớ thật tốt, điều đó khích thích trí nhớ, sự tưởng tượng và kỹ năng nhận biết của trẻ, lúc này trẻ cần phát huy hết khả năng của mình để nhận ra loại quả đó.(Hình ảnh 6).
 Ở chủ đề gia đình, đề tài cho trẻ “Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình”, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Nhanh tay lẹ mắt”: Những món quà mà bạn Thỏ Nâu đã tặng cho các con cô đã chia đều vào các rổ rồi đấy.Các con nhìn xem trong rổ của các con có gì ? Bây giờ nhiệm vụ của các con là khi nghe cô nói tên gọi hay đặc điểm của đồ vật nào thì con cầm đồ vật lên và đọc to cho cô!. Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi,cô nhận xét và động viên trẻ.(Hình ảnh 7)
Hay hoạt động khám phá, chủ đề Gia đình, tôi cho trẻ tìm hiểu công việc của bố mẹ trẻ, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Hái quả giúp bố mẹ” Vườn cây ăn quả của bố mẹ đã đến mùa thu hoạch rồi,để thể hiện lòng biết ơn vì ba, mẹ đã làm việc vất vả, thì bây giờ các con sẽ giúp bố, mẹ hái quả trong vườn, các con có đồng ý không nào? Để hái quả được nhanh và nhiều thì bây giờ lớp mình sẽ chia thành 2 đội chơi, một đội sẽ giúp bố, mẹ hái những quả có dạng dài, còn đội kia sẽ hái những quả có dạng tròn.Thời gian cho các con là một bản nhạc,khi nào bản nhạc kết thúc mà đội nào hái được nhiều quả thì đội đó sẽ chiến thắng.Các con đã lao động mệt mỏi nên bố, mẹ đã chuẩn bị các loại quả trong vườn cây cho các con cùng thưởng thức đấy.Các con cùng nhau nếm xem mùi vị của các loại quả đó như thế nào nhé!
*Sử dụng giáo án điện tử.
Là biện pháp hỗ trợ trong tiết học sử dụng vật thật làm quen với môi trường xung quanh . Khi cho trẻ quan sát đồ dùng, đồ vật thì ngoài biện pháp quan sát trực tiếp thì hình thức cho trẻ quan sát qua trình chiếu sẽ giúp hiểu thêm về đồ vật đó.
Tôi đã tổ chức hoạt động: Trong tiết trò chuyện về ngày tết Trung thu, tôi chuẩn bị video về ngày tết Trung thu, một số bánh kẹo, bánh Trung thu, một số đồ chơi về ngày tết Trung thu, giấy màu, hồ dán.Mở đầu, tôi cho trẻ hát, hướng dẫn tôi cho trẻ xem video về ngày tết Trung thu, đàm thoại với trẻ về video mà trẻ xem để giúp trẻ có những hiểu biết về ngày tết Trung thu, Phần trải nghiệm luyện tập, tôi cho trẻ tham gia hoạt động bày mâm ngũ quả, trang trí sân khấu cho ngày tết Trung thu, làm một số đồ chơi Trung thu như đèn lồng, trang trí đèn ông saocho trẻ biểu diễn một số bài hát về ngày tết Trung thu, cuối cùng cho trẻ phá cỗ.(Hình ảnh 8)
Biện pháp 3 :Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh mọi lúc, mọi nơi.
Tôi lồng ghép cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh theo chế độ sinh hoạt của trẻ, tôi dùng những câu hỏi trao

File đính kèm:

  • docxde_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_giup_tre_lam_quen_voi_moi_t.docx