Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Thị trấn Phố Mới

docx 21 trang Phương Thanh 15/12/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Thị trấn Phố Mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Thị trấn Phố Mới

Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Thị trấn Phố Mới
 MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
3
1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3- 4 tuổi.
3
4
a. Ưu điểm
3
5
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
3
6
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giao dục âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non.
4
7
 Biện pháp 1:Tự học, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của bản thân.
4
8
 Biện pháp 2: Tạo môi trường, làm dụng cụ âm nhạc phong phú.
4-5
9
Biện pháp 3:Tổ chức giáo dục âm nhạc qua các hoạt động hàng ngày.
5
10
 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh.
5
13
3. Thực nghiệm sư phạm
5
14
a. Mô tả cách thức thực nghiệm
5-12
15
b. Kết quả đạt được
12
16
c. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm
12-13
17
4. Kết luận
13
18
5. Kiến nghị, đề xuất
13
19
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
14-20
20
PHẦN IV: CAM KẾT.
21

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Mỗi chúng ta ngay từ khi mới sinh ra đã được nghe những lời ru, tiếng hát, câu hòcủa bà của mẹ. Chính từ cái nôi đầu đời ấy đã đưa tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc dường như là một thế giới diệu kì đầy cảm xúc thăng hoa. Những lời ca và giai điệu ngọt ngào sâu lắng đã giúp cho trẻ có những rung cảm mạnh mẽ. Từ đó biết cảm nhận tác phẩm và trải nghiệm những xúc cảm, ý nghĩ của mình để dần khám phá cuộc sống xung quanh. 
Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là món ăn tinh thầnnhững nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
 Nhưng để đạt được hiệu quả cao đối với trẻ lứa tuổi 3-4 tuổi thì cần phải có sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là vai trò của người giáo viên trong việc lựa chọn, phối hợp các phương phápmột cách sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ trong các hoạt động âm nhạc. Đồng thời góp phần phát triển nhân cách trẻ sau này.
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non ý thức rõ vai trò của mình.Tôi đã luôn tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Chính vì điều đó trong năm học này tôi mạnh dạn đề ra“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Thị trấn Phố Mới”.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc.
a. Ưu điểm.
Bản thân tôi năm học này được nhà trường giao cho phụ trách lớp 3 tuổi C3 với tổng số 28 trẻ.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương, sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh.
Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đặc biệt trang thiết bị phục vụ cho trẻ học âm nhạc của lớp tương đối đầy đủ.
Lớp có 2 giáo viên đều nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Bản thân luôn tích cực tìm tòi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho mình.
Trẻ ngoan ngoãn, có nề nếp, thích chơi với các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc, thích được ca hát.
b.Hạn chế.
Năng khiếu về âm nhạc của giáo viên trong lớp còn hạn chế.
 Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc còn mang tính gò bó.
Một số trẻ phát âm chưa rõ, chưa mạnh dạn tự tin và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động âm nhạc trong ngày nên chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ.
	Đồ dùng cho trẻ hoạt động âm nhạc chưa phong phú về chủng loại.
Đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên thời gian đầu trẻ còn bỡ ngỡ, quấy khóc
Học sinh trong lớp có bố mẹ công nhân nhiều nên việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh còn gặp khó khăn
Trước khi thực hiện các biện pháp tôi có tiến hành khảo sát với trẻ lớp tôi 
TTT
Nội dung 

Tổng số
Đạt
Không đạt
Số trẻ
Tỷ lệ%
Số trẻ
Tỷ lệ %
11
Trẻ hứng thú
28
15
53,5
13
46,5
22
Trẻ thuộc, hát đúng giai điệu bài hát
28
12
42,8
16
57,2
33
Biết vận động theo lời bài hát
28
13
46,5
15
53,5
44
Trẻ mạnh dạn biểu diễn âm nhạc
28
12
42,8
16
57,2

Từ kết quả bảng khảo sát trên tôi tỷ lệ trẻ đạt rất thấp, tôi luôn băn khoăn tìm xem có biện pháp nào nhằmnâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể sau:
2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi.
*Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của bản thân.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của tổ lắng nghe và ghi chép một cách cụ thể, mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp những vấn đề còn chưa hiểu về đổi mới phương pháp giảng dạy. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu trên internet, sách báo, học tập tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của nhà trường.
 *Biện pháp 2. Tạo môi trường, làm đồ dùng dụng cụ âm nhạc phong phú.
Tôi xây dựng môi trường âm nhạc tại lớp của mình theo các chủ đề, mỗi chủ đề có những cách trang trí khác nhau. Tôi tranh thủ làm các đồ dùng âm nhạc cho trẻ hoạt động, tôi huy động được phụ huynh tham gia, phụ huynh mang đến cho tôi rất nhiều các nguyên vật liệu như chai, lọ, giấy báo., thậm chí phụ huynh còn cùng tôi làm các đồ dùng cho trẻ. Khi trẻ được sử dụng các đồ dùng tôi tự tạo ra tôi thấy trẻ rất hứng thú.
 *Biện pháp 3. Tổ chức giáo dục âm nhạc qua các hoạt động hàng ngày.
Tôi lồng ghép hoạt động âm nhạc vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ: Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động ăn, ngủ, hoạt động chiều, trả trẻ. Tôi chú trọng đầu tư vào hoạt động có chủ đích của môn âm nhạc, tôi xây dựng kế hoạch năm học chủ đề, tuần, ngày, tôi chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho trẻ hoạt động.Tôi thay đổi nhạc theo từng chủ đề. Tôi sưu tầm các bài hát theo các chủ đề, thường xuyên thay đổi các bài hát để trẻ không bị nhàm chán.
Tôi tận dụng các ngày lễ hội của trường để cho trẻ tham gia văn nghệ.
 *Biện pháp 4. Phối hợp với phụ huynh.
- Tôi thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh, trò chuyện trao đổi nhanh với phụ huynh về trẻ qua các buổi đón trẻ, trả trẻ, các buổi họp phụ huynh học sinh, thành lập hội nhóm Zalo, Zoom của lớp.
3. Thực nghiệm sư phạm.
a..Mô tả cách thức thực hiện.
Tôi đã thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ từ 3-4 tuổi tại lớp 3 Tuổi C3 trường Mầm non Thị Trấn Phố Mới với tổng số 25 trẻ. Tôi đã áp dụng lồng ghép các giải pháp trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Thời gian áp dụng trong năm học 2020-2021, từ tháng 9/2020 đến tháng 5 năm 2021.
Trước khi tiến hành áp dụng biện pháp tôi đã khảo sát trên trẻ lần 1 vào ngày 12/9/2020, sau áp dụng được 2 tháng tôi tiến hành khảo sát lần 2 vào ngày 10/11/2020 để đánh giá kết quả áp dụng các biện pháp trên trẻ.
Tôi áp dụng từng biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của bản thân.
Tôi tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của tổ lắng nghe và ghi chép một cách cụ thể 
Tôi luôn không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao chuyên muôn qua sách báo, internet, qua đồng nghiệp. (Hình ảnh 1).
Bản thân không ngừng học hỏi tiếp cận những đổi mới của chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Thường xuyên sưu tầm những giáo án âm nhạc hay trên tạp trí giáo dục mầm non, trên mạng thông qua các trang mạng giáo án điện tử như: Violet, www.mamnon... Và của đồng nghiệp để làm thành 1 tập sẵn và tài liệu có ý nghĩa cho mình tham khảo trong suốt quá trình dạy trẻ.
Bên cạnh đó tôi rất tích cực trong việc tìm tòi học hỏi kĩ năng âm nhạc qua tivi, internet. Thấy có động tác nào hay đẹp tôi thường học theo, có bài hát nào phù hợp tôi thường chép lại để hướng dẫn cho trẻ. Hay trước khi dạy hát hoặc hát cho trẻ tôi thường hát đi hát lại nhiều lần cho thuộc và đúng giả điệu. Tôi cố gắng tập hát kết hợp với đánh đàn để giúp tự cảm nhận được trọn vẹn giai điệu của bài hát.
Để tạo được sự gần gũi, giao lưu giữa cô và và trẻ trên mỗi tiết âm nhạc, tôi thường xuyên chú ý đến tác phong sư phạm của mình. Khơi dậy tâm thế manh dạn, tự tin trong tất cả các hoạt động âm nhạc ở trường.
Tóm lại, muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, muốn trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm âm nhạc sâu sắc và gần gũi nhất trước hết người giáo viên phải có kiến thức, khả năng âm nhạc, biết truyền đạt. Bên cạnh đó cũng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi cá nhân trẻ, có thể hoạt động âm nhạc mới đạt hiệu quả cao.
 Biện pháp 2. Tạo môi trường, làm đồ dùng dụng cụ âm nhạc phong phú.
 Môi trường hoạt động dạng mở hấp dẫn với những đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phong phú sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần không nhỏ nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc. Nó không chỉ góp phần làm cho giờ hoạt động âm nhạc sinh động hấp dẫn mà còn giúp cô giáo thể hiện tốt trọn vẹn tác phẩm âm nhạc đến trẻ.
Tôi xây dựng môi trường âm nhạc tại lớp học để hoạt động âm nhạc tại lớp. Tôi trang trí trên mảng tường những hình ảnh ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ ở góc độ nghệ thuật để kích thích trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc hơn. 
Ở chủ đề “bản thân” Tôi sẽ trang trí các hình ảnh bé trai bé gái cầm đàn hát múa.(Hình ảnh 2)
Chủ đề “Gia đình” tôi trang trí hình ảnh con gia đình đang múa hát....
Là một góc chơi mang tính nghệ thuật nên ngay cả gía đựng đồ chơi tôi cũng chọn những giá có hình đáng yêu.
Tôi còn bố trí các dụng cụ âm nhạc rất đẹp và phong phú để treo lên như giá: phách, mơ tay, quạt, trống cơm, đàn, mũ múa ..tất cả các đồ đều phải ở trạng thái dễ lấy cho trẻ. (Hình ảnh 3).
Tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm những nguyễn liệu từ phế liệu hoặc từ thiên nhiên để làm đồ dùng như: hộp bánh có dạng hình tròn, lon bia, nước ngọt, tre nứa. để tìm ra 1 số đồ dùng âm nhạc như sau: 
Làm bộ trống.
Tôi lựa chọn những hộp bánh bằng sắt dạng hình tròn kích thước to nhỏ, âm thanh trầm bổng khác nhau. Trang trí các họa tiết hoa lá, nốt nhạc . Cho đẹp mắt, mới lạ. Để bộ trống dễ sử dụng tôi làm thêm chân gá bằng sắt, Một kết quả mong đợi là trẻ lớp tôi rất thích
Làm bộ gõ.
Tôi sử dụng những khúc tre khô trẻ nhỏ gọt mịn, tôi dùng sơn đánh dấu phần tay cầm và trang trí thêm nơ.
Làm đàn
Tôi sử dụng các bìa cứng, vợt muỗi hỏng sau đó cắt dán trang trí lên trên, đính thêm giấy để trẻ dễ sử dụng. (Hình ảnh 4).
Ngoài ra tôi còn kết hợp với nhà trường và phụ huynh mua sắm thêm những đồ dùng âm nhạc các loại thêm đồ dùng các loại theo thông tư 02.
Như vậy việc chuẩn bị môi trường, những trang thiết bị hiện đại và những đồ dùng tự làm sẽ góp phần cho giờ học âm nhạc luôn sinh động cuốn hút trẻ tham gia.
 Biện pháp 3. Tổ chức giáo dục âm nhạc qua các hoạt động hàng ngày.
*Giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường , tới lớp, âm nhạc sẽ góp phần tác động đến trẻ, trẻ sẽ thích đến lớp và khi đến lớp với tâm trạng thoải mái phấn khởi. Tôi chọn những bài hát có giai điệu vui tươi, sôi động để cuốn hút trẻ như bài: “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên, bài hát “Trường cháu đây là trường Mầm non” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hòa với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn khởi khi được đến trường của trẻ qua bài hát” Con chim hót trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu với âm thanh và màu sắc của thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc.
 Ngoài ra, để nhắc nhở trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép chào cô giáo và chào bố mẹ thông qua bài hát “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung.( Hình ảnh 5)
*Thể dục sáng:
Hoạt động thể dục sáng nếu được lồng ghép âm nhạc thì đạt hiệu quả rất cao. Trẻ tập các động tác theo đúng tiết tấu nhịp điệu của bài hát.
Khi tiếng nhạc hiệu thể dục cất lên trẻ đã biết xuống sân xếp hàng và tập các động tác theo đúng nhịp điệu.
Thể dục sáng có 3 phần. Khởi động, trọng động, hồi tĩnh. tôi sẽ chọn 3 đoạn nhạc khác nhau phù hợp với từng phần, phù hợp với trẻ.
Sau khi hồi tĩnh tôi thường lồng ghép hát múa tập thể bài “dân vũ rửa tay” “ Viêt nam ơi” để cho trẻ tự tin thể hiện mình.(Hình ảnh 6)
*Hoạt động học:
Một tiết học âm nhạc muốn đạt được kết quả tốt theo tôi nghĩ mỗi giáo viên cần phải chuẩn bị tốt cho tiết dậy từ bài giảng cho đến đồ dùng, dụng cụ âm nhạc. Truyền tải đến trẻ cách lôi cuốn không dập khuôn mà thay dổi theo từng hoạt động. Đặc biết chú ý rèn luyện cho những trẻ yếu, nhút nhát về kĩ năng âm nhạc.
Muốn làm được như vậy mỗi đề tài trước hết tôi phải xác định rõ được mục đích yêu cầu phù hợp với nội dung bài hát và đặc điểm nhận thức của trẻ. Để từ đó đưa ra các kiến thức, kĩ năng thái độ dạy trẻ phù hợp.
Sau đó tùy thuộc vào từng loại tiết tôi chuẩn bị những đồ dùng phù hợp; đàn, sắc xô, nơ tay, phách Điều quan trọng nhất là tôi phải thuộc và hát chính xác bài hát. Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ làm quen với bài hát mọi lúc mọi nơi.
Với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” Một giờ học không đơn thuần là cô dạy trẻ hát, cô hát cháu nghe mà quan trọng nhất là trẻ được trải nghiệm hoạt động âm nhạc
Với nội dung trọng tâm là dạy hát, vận động nội dung kết hợp nội dung nghe hát. Tôi đã xây dựng bằng các hình thức như: Tổ chức chương trình âm nhạc, cô là người dẫn chương trình, trẻ là các đội chơi với các phần chơi cụ thể. Kết thúc sẽ có giải thưởng cho đội suất sắc. 
Để tạo sự hứng thú có yếu tố bất ngờ vào đầu tiết học cô sẽ hóa trang thành các nhân vật mà trẻ yêu thích: Chị ong nâu, chị kính hồng...Hay tôi trò chuyện về chủ đề và cho xem những hình ảnh, vật thật qua máy tính. (Hình ảnh 7)
Tôi tổ chức hoạt động học âm nhạc với Bài “Em yêu cây xanh” cho trẻ xem hình ảnh cây xanh, cô trò chuyện với trẻ về cây, từ đó dẫn dắt giảng nội dung bài hát để trẻ hiểu nội dung bài hát. 
Bài “ Cháu thương chú bộ đội” 1 bạn mặc quần áo bộ đội đi vào (Hình ảnh 8)
Trên tiết học tôi chú trọng rèn luyện trẻ tính mạnh dạn khi tham gia các hoạt động biểu diễn. Bởi đa số trẻ rất thích múa hát, nhưng vẫn còn rụt dè khi lên biểu diễn.
Câu hỏi: Làm thế nào giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn? Đây là vấn đề tôi rất băn khoăn. Trước hết tôi phải hiểu được tâm sinh lí của từng trẻ. Lớp còn có trẻ nhút nhát Tôi gần gũi nhẹ nhàng tìm hiểu nguyễn nhân tại sao trẻ không thích múa hát. Thường trẻ sẽ trả lời con không thích, con không biết hát Khi nghe được câu trả lời tôi khắc phục ngay.
Với những trẻ nhút nhát tôi động viên, khuyến khích cho trẻ thi đua.
Còn với những bạn nói ngọng, chưa rõ lời tôi lập kế hoạch riêng cho cháu đó kĩ năng hát đúng, rõ lời mọi lúc mọi nơi.
Trong giờ mà cháu hát sai 1 câu tôi sẽ đọc chậm rãi diễn cảm yêu cầu trẻ đọc theo, sau đó mới bắt nhịp trẻ hát, đồng thời kết hợp với phụ huynh rèn luyện ở nhà.
Ngoài dạy trẻ âm nhạc trong tiết học âm nhạc tôi còn tích hợp vào tất cả các hoạt động học khác như Hoạt động khám phá, văn học, toán, tạo hình, thể dục
Hoạt động khám phá: Đề tài tìm hiểu bộ phận trên cơ thể bé, mở đầu tôi cho trẻ hát bài Cái mũi”, sau đó tôi trò chuyện dẫn dắt vào bài.
Hoạt động văn học: Chủ đề gia đình tôi dạy trẻ truyện đề tài “Truyện con cá vàng”, hoạt động chuyển tiếp cho trẻ đi xem kịch tôi cho trẻ làm động tác cá vàng bơi, vừa đi vừa hát bài “Cá vàng bơi”; 
Hoạt động làm quen với toán: Tôi tổ chức hoạt động cho trẻ nhận biết tay phải, tay trái của bản thân, tròchơi luyện tập tôi cho trẻ chơi trò chơi Dấu tay”, tôi cho trẻ hát bài dấu tay, vừa hát vừa chơi. 
Hoạt động tạo hình: Tôi cho trẻ làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10, trong khi trẻ thực hiện tôi mở nhạc không lời, nhạc nhẹ cho trẻ nghe bài Bông hồng tặng mẹ và cô. (Hình ảnh 9)
Đối với hoạt động thể dục, cô sử dụng nhạc để cho trẻ khởi động, bài tập phát triển chung vừa hát và kết hợp tập các động tác tác thể dục.
Với cách làm này trẻ lớp tôi tham gia một cách hứng thú, thải mái, tự tin.
*Hoạt động góc.
Với hoạt động vui chơi ở các góc trẻ không chỉ tự mình khám phá những điều thú vị mà còn được thực hành đóng vai một cách thoải mái tự nhiên, để bồi dưỡng thêm cho trẻ kĩ năng âm nhạc hay với những trẻ nhút nhát tôi thường hướng trẻ vào góc nghệ thuật. Mỗi tuần tôi xây dựng chương trình 1 buổi chơi cho trẻ ở góc ngày vì nghê thuật với những dụng cụ âm nhạc rất ảnh hưởng tới góc khác. Tôi động viên trẻ, khuyển khích trẻ mạnh dạn biểu diên khơi dậy đam mê ca hát.
*Giờ chơi ngoài trời
Trong các buổi dạo chơi ngoài trời trẻ được hít thở không khí trong lành tốt cho sức khỏe, mà còn được khám phá thế giới xung quanh nhiều màu sắc âm thanh diệu kì. 
Tôi cho trẻ quan sát đu quay sẽ kết hợp với bài hát “đu quay”; hay quan sát cây, cho trẻ vận động bài “em yêu cây xanh” (Hình ảnh 10)
*Giờ ăn, ngủ trưa.
Ngoài gia đình thì trường mầm non là nơi trẻ nhận được nhiều tình cảm yêu thương chăm sóc từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Chính vì vậy trước mỗi bữa ăn để tạo cảm giác ăn ngon miệng, hết xuất tôi cho cả lớp hát bài “ mời bạn ăn”, vào giờ ngủ trưa những bài hát ru con tạo cảm giác ấm áp dần đưa trẻ vào giấc ngủ. (Hình ảnh 11)
*Hoạt động chiều.
Sau khi ngủ dậy tạo không khí vui vẻ lấy lại tinh thần tôi thường mở các bài hát sôi động hoặc cho trẻ hát lại những bài hát đã học.
Mỗi buổi chiều thứ 6 hàng tuần tôi thường tổ chức văn nghệ cuối tuần. Đây cũng là thời điểm để rèn luyện tác phong biểu diễn và thể hiện cảm xúc âm nhạc. (Hình ảnh 12)
*Qua các ngày lễ hội.
Vào những dịp lễ hội tôi thường rèn vài tiết mục văn nghê thông qua các hoạt động tôi có thể lồng ghép bộ môn âm nhạc mọi lúc mọi nơi bất cứ chỗ nào miễn sao không gây nhàm chán. (Hình ảnh 13,14)
Biện pháp 4. Phối hợp với phụ huynh.
Để phối hợp tốt với các bậc phụ huynh tôi trao đổi tình hình của trẻ với các bậc phụ huynh qua các giờ đón trả, trẻ, cuộc họp phụ huynh, ngày hội ngày lễ mời phụ huynh tham gia các hoạt động của lớp, nhà trường; làm các bài tuyên truyền ở góc những điều “Cha mẹ cần biết”; Ghi các hoạt động trẻ học trong chủ đề, hằng ngày để phụ huynh biết. Mời các bậc phụ huynh tham gia hoạt động âm nhạc cùng các con tại lớp.(Hình ảnh 15)
Thành lập hội nhóm Zalo, Zoom để thuận tiện việc trao đổi với các phụ huynh..
b.Kết quả đạt dược.
Sau khi thực hiện tôi đạt được một số k

File đính kèm:

  • docxde_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac.docx