Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đồng dao cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đồng dao cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đồng dao cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 3 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục đồng dao cho trẻ 3- 4 tuổi. 2 4 a. Ưu điểm 2 5 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 3 6 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đồng dao cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non. 4 7 Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức về đồng dao cho trẻ 4 8 Biện pháp 2: Giới thiệu và đọc cho trẻ nghe đồng dao 5 9 Biện pháp 3: Dạy trẻ học đồng dao 5 10 Biện pháp 4: Dạy trẻ đọc đồng dao kết hợp trò chơi dân gian 5 11 Biện pháp 5: Củng cố ôn luyện những bài đồng dao theo chủ đề 6 12 Biện pháp 6: Công tác tuyên truyền với phụ huynh 6 13 3. Thực nghiệm sư phạm 6 14 a. Mô tả cách thức thực nghiệm 6 -13 15 b. Kết quả đạt được 13 16 c. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm 15 17 4. Kết luận 15 18 5. Kiến nghị, đề xuất 16 19 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 18 -21 20 PHẦN IV: CAM KẾT. 25 ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY ĐỒNG DAO CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh ra ở một làng quê, ngay từ thuở ấu thơ tôi đã được nghe đồng dao qua lời ru của bà, của mẹ. Những lời ru ấy chứa đựng trong tôi một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc đời. Đối với trẻ mầm non qua những bài đồng dao giúp trẻ hiểu về thiên nhiên, xã hội,con người, về cách cư xử, cách sống. Đồng dao giúp trẻ vừa vui chơi giải trí,vừa học hỏi, phát triển các khả năng của mình và mở mang trí tuệ. Trẻ hát mà chơi, hát mà học. Hát chơi mà học thật. Trong thời đại công nghệ thông tin 4.0 hiện nay, những trò chơi mà người ta hay gọi là “game” đang dần chiếm lĩnh trong nhận thức của mỗi đứa trẻ nói riêng và cả thế giới nói chung. Để rồi ít ai còn nghe thấy những bài đồng dao dân gian đầy vần điệu tươi vui. Bản thân tôi một cô giáo mầm non rất tâm huyết với nghề dạy trẻ, tôi cũng muốn đóng góp sức nhỏ bé của mình đối với những em nhỏ hàng ngày gắn bó bên tôi gọi tôi là “Mẹ”. Tôi muốn các em nhỏ ấy được sống với những trò chơi dân gian gắn liền với những khúc đồng dao đậm chất quê hương Việt Nam. Tôi đã luôn tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Chính vì điều đó trong năm học này tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đồng dao cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Thị trấn Phố Mới”. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động giáo dục đồng dao. a. Ưu điểm. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, phòng học rộng rãi thoáng mát và đầy đủ điều kiện để hoạt động. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo về chuyên môn. Hướng dẫn làm các tranh, các góc tuyên truyền về đồng dao và các trò chơi dân gian để trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi. Bản thân đã nghiêm túc thực hiện tổ chức, tích hợp đồng dao vào giảng dạy các hoạt động hàng ngày của bé. Trẻ được phân theo đúng độ tuổi, có nề nếp ngoan ngoãn, thích đọc đồng dao (Bỏ đi vì đối ngược với bảng khảo sát đầu 12/09/2020, tỷ lệ hứng thú thấp có 7 cháu) và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. Bản thân tôi được sinh ra ở vùng nông thôn. Vì vậy những trò chơi dân gian đã gắn bó trong suốt tuổi thơ của tôi. Tôi rất thích các bài đồng dao và sưu tầm được rất nhiều bài thú vị, đặc sắc, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó có nhiều năm dạy lớp 3 tuổi, có tinh thần trách nhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có tình yêu thương trẻ, tâm huyết với nghề. Luôn có ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhận được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. b.Hạn chế. - Thời gian dành cho trẻ học thuộc các bài đồng dao chưa được nhiều, chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động. - Việc dạy trẻ học đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian thiếu sự linh hoạt và tính sang tạo cao. - Việc tìm kiếm những bài đồng dao mới phù hợp với từng chủ đề còn gặp nhiều khó khăn. Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn thì nội dung lại không phù hợp với chủ đề giáo dục mà giáo viên đang thực hiện. Nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng dao. - Tài liệu nghiên cứu chưa thật phong phú. - Trẻ lớp tôi một số trẻ chưa qua độ tuổi nhà trẻ, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin. Trước khi thực hiện các biện pháp tôi có làm một khảo sát với trẻ lớp tôi vào thời điểm ngày 12/9/2020: Tổng số trẻ 25 Nội dung đánh giá Kết quả Ghi chú Đạt Không đạt SL % SL % Trẻ yêu thích, hứng thú học đồng dao 10 40 15 60 Khả năng đọc diễn cảm bài đồng dao 7 28 18 72 Khả năng hiểu biết về đồng dao 5 20 20 80 Từ kết quả bảng khảo sát trêntôi cảm thấy rất buồn, tôi luôn băn khoăn tìm xem có biện pháp nào giúp trẻ đến với đồng dao một cách hiệu quả nhất. Và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: 2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy đồng dao cho trẻ 3-4 tuổi. a.Biện pháp 1:Cung cấp kiến thức về đồng dao cho trẻ Xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc dạy đồng dao cho trẻ qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ. Giải thích cho trẻ hiểu đồng dao là thể loại văn vần dân gian, là lời ca, đặc biệt mang đến nhịp điệu, vần điệu rất cao. Đồng dao có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển vốn từ, cách phát âm đúng và cách rèn luyện tư duy. Lời đồng dao góp phần vào việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Hình thành thói quen cho trẻ học tập và vui chơi, có ý thức trong hoạt động tập thể b. Biện pháp 2: Giới thiệu và đọc cho trẻ nghe đồng dao thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt. Cô giới thiệu bằng cách đọc cho trẻ nghe những bài đồng dao và kết luận: đó là những bài đồng dao thường được đọc trong lúc chơi. Trẻ có thể đọc tên những bài đã được học và những bài trẻ biết. Như vậy bước đầu đã hình thành cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng và biết một số bài đồng dao. - Đọc cho trẻ nghe đồng dao thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt khi đọc cho trẻ nghe, đọc diễn cảm thể hiện tình cảm về nội dung bài đồng dao đó, luôn chú ý đọc đúng ngôn ngữ, rõ ràng, mạch lạc, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ... sao cho phù hợp với bài đồng dao để truyền tải được nội dung của bài như: vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm, hài hước. Với biện pháp này giúp cho trẻ cảm nhận được tính chất nhịp điệu và nghệ thuật trong bài đồng dao mà trẻ đang học, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhưng rất thu hút trẻ, khiến trẻ phải chú ý lắng nghe và nhẩm theo cụm từ đầu cho đến hết bài đồng dao. Đây cũng là biện pháp thật sự thiết thực đối với trẻ. c. Biện pháp 3: Dạy trẻ học đồng dao - Lựa chọn các bài đồng dao phù hợp với chủ đề, gần gũi với cuộc sống, với đặc trưng của từng vùng miền để dạy trẻ. Tạo hứng thú vào bài cho trẻ, cô dùng các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ. Khảo sát trên trẻ, cho trẻ đọc theo khả năng. - Đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài đồng dao theo các hình thức như trò chơi, hay đàm thoại qua các hình ảnh có nội dung bài đồng dao nhằm giúp trẻ hứng thú trả lời câu hỏi của cô nhiều hơn. - Dạy trẻ học thuộc đồng dao, cô đọc với trẻ cả bài nhiều lần, không nên dạy trẻ đọc từng câu, sẽ dẫn đến học vẹt. Cho trẻ đọc nhiều lần đồng thanh theo cô, thay đổi hình thức cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, đọc đối đáp và cá nhân, trò chơi, nối, đọc to nhỏ... Khi dạy trẻ học thuộc đồng dao cô luôn chú ý sửa sai cho trẻ từng câu, cho trẻ đọc những từ khó trong bài. Cuối cùng là bước củng cố nhằm ôn luyện cho trẻ, cho trẻ đọc củng cố bài 1 – 2 lần sau đó cho trẻ hát hoặc vận động một bài hát có nội dung liên quan đến bài dạy hay tổ chức chơi trò chơi dân gian gắn với lời đồng dao vừa học, nhằm giúp trẻ hứng thú ghi nhớ bài học sâu hơn. d. Biện pháp 4: Dạy trẻ đọc đồng dao kết hợp chơi trò chơi dân gian Lời đồng luôn gắn với trò chơi nhất định khi đọc cho cả lớp cùng nghe đồng dao, nên kết hợp hướng dẫn cách chơi cụ thể để hướng sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ đọc nhanh hơn. Một đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi thực hiện các vận động vừa chơi vừa hát, cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Khi củng cố lại bài cho trẻ dễ học, cô cho trẻ đọc thi đua giữa nhóm, đọc cá nhân để giúp trẻ tự tin độc lập. Thi đua là biện pháp, động lực lôi cuốn trẻ, các em rất hứng thú và phấn khởi, góp phần tích cực vào hoạt động của các em được thuận lợi. Ngoài ra cô cho trẻ đọc tiếp nối sẽ giúp trẻ có phản xạ nhanh mức độ tập trung chú ý hơn. Cô có thể gọi từng trẻ đọc từng câu theo vòng tròn 1 lượt. Với cách này không những gây tính hài hước cho trẻ, cô giáo còn phải chú ý sửa ngọng cho trẻ, rèn trẻ đọc nhanh các câu đúng, mạch lạc, nhận biết và phát âm chuẩn. e. Biện pháp 5: Củng cố ôn luyện những bài đồng dao theo chủ đề Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ nhanh thuộc nhưng lại chóng quên, vì vậy thường xuyên tổ chức ôn luyện cho trẻ bằng cách tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động trong ngày (hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động chiều...) và ở mọi lúc mọi nơi, dưới nhiều hình thức theo chủ đề như: thông qua trò chơi để ôn luyện, thi hát các bài đồng dao về các con vật, hoặc yêu cầu trẻ tìm đọc nhanh các bài đồng dao: Đồng dao miêu tả trò chơi, đồng dao nói về các quan hệ họ hàng, đồng dao răn dạy cách cư xử, đồng dao cầu mong... Mỗi chủ đề lựa chọn bài đồng dao phù hợp để cho trẻ ôn luyện. f. Biện pháp 6:Công tác tuyên truyền với phụ huynh Biện pháp kết hợp với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết góp phần nâng cao chất lượng của học sinh. Tuyên truyền với phụ huynh bằng cách: trao đổi vào giờ đón, trả trẻ, bằng hình ảnh trên máy tính, làm nổi bật góc tuyên truyền về đồng dao. Vận động phụ huynh sưu tầm bài đồng dao, trò chơi, các câu nói có vần, có nhịp cho trẻ mang đến lớp để đọc cùng cô và các bạn nhằm giúp trẻ học được nhiều bài đồng dao phong phú, phát triển vốn từ cho trẻ. 3. Thực nghiệm sư phạm. a.Mô tả cách thức thực hiện Tôi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy đồng dao cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp 3Tuổi C6 trường Mầm non Thị Trấn Phố Mới với tổng số 27 trẻ. Thời gian áp dụng các biện pháp trong năm học 2020-2021. Bắt đầu từ tháng 9/2020 đến hết tháng 5/2021. Trước khi tiến hành áp dụng các biện pháp tôi tiến hành khảo sát trên trẻ lớp tôi lần 1 vào ngày 12/9/2020; sau hai tháng thực hiện tôi khảo sát lần 2 vào ngày 12/11/2020. Tôi thực hiện từng biện pháp cụ thể như sau: Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức về đồng dao cho trẻ Trước tiên, tôi giúp trẻ hiểu biết ban đầu về đồng dao. Tôi dùng lời kết hợp với tranh ảnh video... giải thích cho trẻ hiểu đồng dao là thể loại văn vần dân gian, là bài ca của trẻ nông thôn thời xa xưa. Lời của các bài đồng dao rất có ý nghĩa, gắn liền với các con vật, cảnh vật gần gũi với trẻ nhỏ. Đặc biệt đồng dao mang lại ý nghĩa lớn lao trong việc phát triển vốn từ, cách phát âm đúng và rèn luyện tư duy, lời đồng dao góp phần vào việc tổ chức chơi các trò chơi dân gian cho trẻ... Mặt khác cung cấp cho trẻ những kiến thức về mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên giúp trẻ biết yêu thương những người gần gũi, bạn bè, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Hình thành các thói quen cho trẻ trong học tập và vui chơi, có ý thức trong hoạt động tập thể. Ngày 14/10/2020, tôi tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tôi lựa chọn hoạt động dạy trẻ đọc đồng dao với bài ”Kéo cưa, lừa xẻ” , tôi chuẩn bị sân khấu có những hình ảnh về dân gian ngày xưa như, bụi tre, đống rơm, ngôi nhà cây chuối, mô hình bài đồng dao có các ông thợ đang kéo gỗ, ông thợ đang ngủ, ông thợ cầm cưa chạy... , mở đầu tôi cho trẻ trở về với làng quê với những hình ảnh đống rơm, cây chuối quen thuộc, tôi cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian, sau đó tôi cho trẻ thăm quan mo hình bài đồng dao, đàm thoại với trẻ về những hình ảnh trong bài đồng dao, hỏi trẻ liên tưởng đến bài đồng dao nào? Tôi cho trẻ đọc, tôi đọc mẫu cho trẻ, qua các lần trẻ được đọc, cô đọc cho trẻ, tôi kết hợp dùng lời nói để giảng giải cho trẻ biết nhịp điệu 2/2, của bài đồng dao. Tôi cho trẻ vừa đọc đồng dao vừa chơi kéo cưa lừa xẻ, qua đó để trẻ biết bài đồng dao thường gắn với trò chơi dân gian, với cách làm này trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia, và trẻ đọc, chơi một cách say xưa. (Hình ảnh 1) lấy hình ảnh sân khấu bài đồng dao hôm nọ, và hình ảnh trẻ đang chơi trò chơi kéo cưa, lừa xẻ, cần thiết xếp lại mô hình và chụp ảnh ) Biện pháp 2: Giới thiệu và đọc cho trẻ nghe đồng dao thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt. - Cô giới thiệu bằng cách đọc cho trẻ nghe những bài đồng dao như: Lộn cầu vồng”, Chi chi chành chành, Tập tầm vông, Nu na nu nống... và kết luận: đó là những bài đồng dao thường được đọc trong lúc chơi. Ngoài những bài đồng dao trên còn có rất nhiều bài đồng dao khác nữa. Cô hỏi trẻ có ai thuộc những bài đồng dao khác, trẻ có thể đọc tên những bài đã được học và những bài trẻ biết. Như vậy bước đầu đã hình thành cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng và biết một số bài đồng dao. - Đọc cho trẻ nghe đồng dao thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt: Khi đọc cho trẻ nghe, tôi đọc diễn cảm thể hiện tình cảm về nội dung bài đồng dao đó, tôi luôn chú ý đọc đúng ngôn ngữ, rõ ràng, mạch lạc, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ... sao cho phù hợp với bài đồng dao để truyền tải được nội dung của bài như: vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm, hài hước. Tôi chú ý đến tính chất nhịp điệu của bài, chú ý đến kết cấu vòng tròn của bài (nghĩa là đọc hết câu cuối của bài lại đọc tiếp câu đầu. Cứ như vậy vòng đi vòng lại không ngừng). (Hình ảnh 1). Ví dụ: Ông giẳng ông giăng Xuống chơi với cháu Có bầu có bạn Có nắm cơm xôi Có sao trên trời Ông giẳng ông giăng Với biện pháp này giúp cho trẻ cảm nhận được tính chất nhịp điệu và nghệ thuật trong bài đồng dao mà trẻ đang học, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhưng rất thu hút trẻ, khiến trẻ phải chú ý lắng nghe và nhẩm theo cụm từ đầu cho đến hết bài đồng dao. Đây cũng là biện pháp thật sự thiết thực đối với trẻ. Biện pháp 3: Dạy trẻ học đồng dao Tôi lựa chọn các bài đồng dao phù hợp với chủ đề, gần gũi với cuộc sống, với đặc trưng của từng vùng miền để dạy trẻ. Bước 1: Tôi tạo hứng thú vào bài cho trẻ, tôi dùng các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ như: Cho trẻ chơi một trò chơi, giới thiệu một số hình ảnh hoặc mô hình có liên quan đến nội dung bài đồng dao kết hợp với trò chuyện cùng trẻ, sau đó tôi giới thiệu bài đồng dao .(Hình ảnh 2) Bước 2: Trước khi đọc cho trẻ nghe bài đồng dao, tôi hỏi trẻ bạn nào thuộc bài đồng dao rồi lên đọc cho cô và các bạn cùng nghe (khảo sát trên trẻ) (Hình ảnh 3).Sau đó tôi đọc cho trẻ nghe lần 2 diễn cảm kết hợp qua tranh ảnh minh họa. Khi đọc cho trẻ nghe cô chú ý đọc đúng, rõ ràng, có vần, nhịp và phải đọc hết bài (Hình ảnh 4 ). Bước 3: Tôi đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài đồng dao theo các hình thức như trò chơi: Rung chuông vàng, hay đàm thoại qua các hình ảnh: Ô cửa bí mật, có nội dung bài đồng dao nhằm giúp trẻ hứng thú trả lời câu hỏi của cô nhiều hơn. Trong quá trình đàm thoại với những bài có nhiều từ khó trẻ không hiểu tôi giảng giải trích dẫn giúp trẻ hiểu sâu hơn. Bước 4: Dạy trẻ học thuộc đồng dao. Tôi đọc với trẻ cả bài nhiều lần, không nên dạy trẻ đọc từng câu, sẽ dẫn đến học vẹt. Cho trẻ đọc nhiều lần đồng thanh theo cô (cả lớp cùng đọc) nhấn mạnh tính chất bài ca hoặc là vui tươi trong sáng, hoặc là dí dỏm, hài ước... với cách đọc như thế, trẻ sẽ có hứng thú thích đọc và sẽ thuộc nhanh hơn. Thay đổi hình thức tiết học tôi cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, đọc đối đáp và cá nhân. Khi trẻ đọc đồng dao tôi khuyến khích trẻ đọc bằng nhiều hình thức: Trò chơi, nối, đọc to nhỏ... Khi dạy trẻ học thuộc đồng dao tôi luôn chú ý sửa sai cho trẻ từng câu, cho trẻ đọc những từ khó trong bài (Hình ảnh 5). Bước 5: Đây là bước củng cố nhằm ôn luyện cho trẻ. Tôi luôn cho trẻ đọc củng cố bài 1 – 2 lần sau đó cho trẻ hát hoặc vận động một bài hát có nội dung liên quan đến bài dạy hay tổ chức chơi trò chơi dân gian gắn với lời đồng dao vừa học, nhằm giúp trẻ hứng thú ghi nhớ bài học sâu hơn. Ngoài dậy trẻ đồng dao trên tiết học qua hoạt động làm quen văn học, tôi còn cho trẻ đọc đồng dao ở mọi lúc mọi nơi như đi dạo, đi thăm quan, hoạt động ngoài trời(Hình ảnh 6 +7) .Những bài trẻ được học không thể nào quên vì được dạy trong quá trình có hệ thống, logic đúng phương pháp, có nghệ thuật thu hút trẻ và đạt hiệu quả như giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ và cũng qua các trò chơi trẻ còn được phát triển về thể lực rất tốt. Biện pháp 4: Dạy trẻ đọc đồng dao kết hợp chơi trò chơi dân gian * Dạy cả lớp: Lời đồng dao không thể thiếu khi chơi, các bài đồng dao luôn gắn với trò chơi nhất định. Khi đọc cho cả lớp cùng nghe đồng dao, tôi kết hợp hướng dẫn cách chơi cụ thể để hướng sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ đọc nhanh hơn. Tôi cho trẻ chơi Chi chi chành chành”, một trẻ phải đưa tay xòe ra cho các bạn khác dặt ngón tay trỏ vào. Đọc hết câu chầu gì ...chầu rụt, ai không rút ngón tay thì bị thua. Với những trò chơi xỉa cá mè, lặc lò cò... thì vừa đọc giáo viên vừa chơi, cách kết hợp lời ca và trò chơi nhịp nhàng có thể gọi trẻ lên chơi cùng để trẻ dễ hình dung. Với cách hướng dẫn cụ thể như vậy, trẻ sẽ thuộc và dần dần có thể chơi tốt hơn. Một đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà thông thường vừa chơi vừa hát. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đó thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời... Khi trẻ đó thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chới các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia trò chơi. * Dạy trẻ học theo nhóm, theo cá nhân Giáo viên cho trẻ đọc theo nhóm, để củng cố lại bài để trẻ dễ học, cho trẻ đọc thi đua giữa nhóm, đọc cá nhân để giúp trẻ tự tin độc lập. Những trẻ khác theo dõi và đọc tiếp hoặc nhận xét bạn, đây là biện pháp phát huy được tính tích cực của trẻ. * Tổ chức thi đua, thi đọc nhanh, đọc
File đính kèm:
- de_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_dong_dao_cho.docx