Báo cáo Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A1 trường Mầm non Cao Đức học tốt hoạt động phát triển vận động
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A1 trường Mầm non Cao Đức học tốt hoạt động phát triển vận động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A1 trường Mầm non Cao Đức học tốt hoạt động phát triển vận động
Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi TMN Cao Đức học tốt hoạt động phát triển vận động Một số biện pháp thông qua các trò chơi, các bài hát, bài thơ câu đố giúp trẻ 3-4 tuổi mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi bước vào các hoạt động một cách hứng thú tự nguyện và thoải mái nhất 1 of 31 UBND HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG MẦM NON CAO ĐỨC BÁO CÁO "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI A1 TMN CAO ĐỨC HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG" Họ và tên: Nguyễn Thị Dương Lĩnh vực giảng dạy: Phát triển thể chất Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Cao Đức 2 of 31 Cao Đức, ngày 21 tháng 10 năm 2020 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã viết “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người yêu nước” Vâng lời nói đó và khẩu hiệu đó luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta. Với trẻ thơ, trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc không thể nói đến không xây dựng nhân cách con người mới của xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất, tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để lớn lên phục vụ cho đất nước. Giáo dục thể chất trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khỏe đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối, hài hòa và phát triển toàn diện về “ Đức- Trí- Thể- Mĩ” Việc tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, trẻ vừa được bước qua giai đoạn chăm sóc đặc biệt của trẻ 24-36 tháng tuổi. Ở độ tuổi này cơ thể trẻ đang đà 3 of 31 phát triển, nếu không có biện pháp giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện . Nếu để trẻ kém vận động dẫn đến thể lực phát triển không đều. Giáo dục thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực là động lực giúp trẻ hướng tới phát triển toàn diện về “ Đức- Trí- Thể- Mĩ ” Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A1 TMN Cao Đức học tốt hoạt động phát triển vận động”. 2. Đối tượng nghiên cứu. Trẻ 3 - 4 tuổi A1 trường mầm non Cao Đức. 3. Phạm vi nghiên cứu. Tôi nghiên cứu và khảo sát: Trẻ 3-4 tuổi lớp tôi phụ trách Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi A1 TMN Cao Đức thông qua hoạt động phát triển vận động. TMN Cao Đức là một trường được nằm cách xa trung tâm và xã Cao Đức là một xã ít dân số nhưng lại nằm dài theo con đê, để đảm bảo cho phụ huynh đưa con đến trường được thuận lợi chính vì vậy mà xã Cao Đức có 2 điểm trường. Điểm 1 là cụm Trung Tâm, Điểm 2 là cụm Đình than. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước năm 2018 đã xây dựng mơi cụm Trung Tâm với diện tích hơn 7000m với số tiền hơn 13 tỷ đồng , năm học 2020 cụm Đình Than được tu sửa với số tiền hơn 4 tỷ đồng, cả2 cụm MN xã Cao Đức đều khang trang , sạch đẹp, đủ số phòng học, phòng chức năng cho trẻ hoạt động hàng ngày. Trường 2 4 of 31 luôn duy trì và giữ vững trường chuẩn mức độ 2. Đối với nhà trường: Thì luôn quan tâm tạo điều kiện cho mọi giáo viên, sắp xếp công việc phù hợp. Đối với Gv: thì 100% giáo viên đều yêu nghề , mến trẻ có tư tưởng chính trị vững vàng, năng động, tích cực trong mọi công việc được giao. Đặc biệt là sáng tạo trong công tác làm đồ dùng đồ chơi. Đối với phụ huynh : Thì đa số các phụ huynh cho con đi học đúng độ tuổi , phối hợp với nhà trường trong mọi hoạt động , đóng góp đầy đủ cho con em khi đến trường. Đối với trẻ thì đa số trẻ đến trường đề bạo dạn, lễ phép. a. Ưu điểm: Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3-4 tuổi A1 cụm trung tâm với tổng số 25 cháu. Trong đó nam là 16 cháu, nữ 9 cháu. Được sự giúp đỡ của chuyên môn, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi tham dự các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do nhà trương tổ chức. Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non , tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi của các cháu. Bản thân tôi có nhận thức sâu sắc về việc phát triển thể chất của trẻ thông qua hoạt động phát triển vận động , luôn nhiệt tình , linh hoạt , tìm tòi sáng tạo , lắng nghe góp ý của chuyên môn, đồng nghiệp trên thực tế cũng như lý thuyết. Tích cực tìm các trò chơi phù hợp với độ tuổi cuẩ trẻ, phù hợp với 5 of 31 tình hình thực tế của địa phương. Nghiêm túc thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề , tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm , nắm vững phương pháp của từng hoạt động, yêu cầu đối với từng thể loại, từng độ tuổi. Trẻ yêu thích đến trường và quý mến cô, vui vẻ, gần gũi với cô giáo, trẻ cùng một độ tuổi. Một số trẻ đã tự tin trong một số hoạt động. * Hạn chế, nguyên nhân hạn chế: Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời còn ít mặc dù có được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của việc phát triển vận động. Về bản thân còn nhút nhát trước đông người , vì chất lượng trẻ không đồng đều nên khi lựa chọn một số đề tài chưa thực sự phù hợp với khả năng của từng trẻ. Nhiều trẻ còn nhút nhát trong một số vận động. Khả năng nhận thức chưa đồng đều, trẻ nói giọng địa phương nhiều Cha mẹ trẻ phần lớn là lao động , một số đi làm ăn xa nên sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ hạn chế , chưa nhận thức được tầm quan trọng của độ tuổi mầm non, chưa có sự phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ đúng cách. Từ những ưu điểm và hạn chế trên tôi đã khảo sát chất lượng hoạt động phát triển vận động đầu năm 2020 - 2021 như sau: TS Trẻ tự tin trong các vận động Trẻ tự tin trong một số vận động Trẻ chưa tự tin, còn nhút nhát 25 8 12 5 Cộng 8 12 5 6 of 31 % 32 48 20 2. Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi A1 TMN Cao Đức học tốt hoạt động phát triển vận động” Biện pháp 1: chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các hoạt động ào hoạt động phát triển vận động. Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình và xã hội. Biện pháp 4: Tạo môi trường trong hoạt động phát triển vậng động, ứng dụng công nghệ thông tin. Biện pháp 5: Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi 3. Thực nghiệm sư phạm. * Cách thực hiện: Biện pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ hoạt động phát triển vận động cho trẻ: Muốn trẻ hứng với lĩnh vực giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải coi trẻ như con của mình, trẻ đến trường phải cảm nhận được sự an toàn như ở nhà, trẻ được quan tâm , gần gũi, yêu thương, thích được đến trường thì trẻ mới có hứng thú tham vào các hoạt động. Vì thế giáo viên phải tạo được môi trường an tâm nhất cho trẻ, ngoài ra việc xây dựng môi trường học tập phù hợp với địa phương và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết. Đối với môi trường lớp học, ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch trang trí lớp phù hợp và thay đổi theo các chủ đề để gây hừng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ đề tôi luôn phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng đồ chơi gần gũi với trẻ để trẻ cảm 7 of 31 nh ận được môi trường lớp học giống như gia đình trẻ. Hàng ngày cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm đó cũng làm cho trẻ được phát triển các vận động tinh như xé dán, cầm lắm, vẽ, nặn, tô màu qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô. Môi trường ngoài lớp học tôi phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sư phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời được sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục buổi sáng , trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trẻ được cùng cô trồng cây, chăm sóc cây, các hoạt động lao động cũng được tổ chức thường xuyên. Trẻ được tham gia hoạt động lao động ngoài trời dó là môi trường rất tốt giúp trẻ mạnh dạn và phát triển được kỹ năng theo yêu cầu của cô đề ra từ dễ đến khó, từ đơn giản đén phức tạp. VÝ dô: Tổ chức hoạt động phát triển vận động đề tài: Ném bóng vào rổ với nội dung chính tôi có thể cho trẻ chơi với bóng, tạo cho trẻ sự tự tin để khi ném bóng vào rổ đạt kết quả cao. Với trò chơi tôi tạo cho trẻ sự yêu thương gắn bó với mọi người xung quanh, biết chia sẻ tình thương với mọi người khi gặp khó khăn bằng cách bước qua các trướng ngại vật để chọn lương thực tặng các bạn ở miền trung 8 of 31 Với đề tài: Bật xa 20-25 cm tôi củng cố rèn luyện kỹ năng cho nội dung chính bằng cách tôi tổ chức cho trẻ đi chạy, bật tự do ở mọi lúc, mọi nơi ( Qua sự giám sát an toàn của cô giáo). Với các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở các góc chơi trong trường. Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với thiên nhiên. qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập tôi nhận thấy trẻ tham gia 9 of 31 sôi nổi hơn với các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển vận động. * Dụng cụ, đồ dùng luyện tập Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động phát triển vận động thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động phát triển vận động đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp, an toàn , hấp dẫn, đa dạng, phong phú làm cho hoạt động thêm sinh động làm cho trẻ hứng thú hơn. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết dối với các lớp học mầm non nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng . Đây là việc làm thường xuyên của giáo viên phải quan tâm. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ thể dục buổi sáng tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần, theo chủ đề luôn đem đến cho trẻ những điều mới mẻ như : Khi thì sử dụng vòng thể 10 of 31 d ục, khi thì gậy thể dục, bông tay, sử dụng các đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện. Khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa hoặc thanh nhựa có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc: Bền, đẹp, an toàn cho mọi trẻ, không có nguy cơ gây tai nạn, đảm bảo an toàn tuyệt đối ở mọi lúc, mọi nơi cho trẻ. Trong các trò chơi vận động tôi nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao. Cùng thi tài: Cô giỏi bé khéo tay Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi là trọng tâm kế hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với 11 of 31 các đồ dùng như: Ghế thể dục, bục cao, thôi thường xuyên kiểm tra độ chắc chawcns trước khi cho trẻ sử dụng , nếu không an toàn phải có biện pháp sửa chữa ngay . Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng , đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động. Giải pháp 2:Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động phát triển vận động. * Đưa âm nhạc vào hoạt động phát triển vận độngBản thân tôi sau khi được tham khảo một số tiết dạy đặc biệt là chuyên đề năm học 2020-2021 nội dung các chuyên đề chủ yếu là củng cố, không có sự thay đổi nhiều nhưng đều được gắn vói việc chuẩn bị gần gũi với địa phương nên việc lựa chọn dề dàng hơn gần gũi với trẻ hơn ngoài ra trong mỗi hoạt động có lồng ghép những bài hát thiếu nhi có giai điệu dễ nhớ , vui nhộn và phù hợp với chương trình giáo dục thể chất của trẻ em. Từ thực tế tại lớp mình tôi nhận thấy với mỗi chủ đề lên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy và tôi đã vận dụng một số bài hát khi cho trẻ khởi động Ví dụ: Khi d¹y trÎ häc chñ ®ề “Trường mầm non” Tôi có thể chọn các bài hát: Vui đến trường hay bài Trường chúng cháu đây là trường mầm non, Cô và mẹ.. Trổ tài: Cùng vui văn nghệ Với chủ đề “ Thế giới động vật” tôi chọn nhạc các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài hát “ Đàn gà con hay đàn gà trong sân” coo cho trẻ kết hợp khởi động và trọng động.. Tới phần hồi tĩnh tôi cho cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: Đất nước cuẩ những giấc mơ 12 of 31 Nh ư đàn chim vỗ cánh vào trời cao Bay xa khắp chốn, ta cùng bay lên nào Trên trời xanh thắm, trên đồng lương xanh Cho trẻ thơ cất lên ngàn bao mơ ước Trẻ làm động tác theo nội dung của lời bài hát đi nhẹ nhàng dần lấy lại sự cân bằng sau thời gian tập luyện Với mỗi chủ đề tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp để đưa vào dạy trẻ. Tôi thường lựa chọn những bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ. Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu. * Tổ chức các hội thi trong hoạt động phát triển vận động - Trong hoạt động phát triển vận động muốn trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người giáo viên phải có kỹ năng lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không gò bó để gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non: Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các hội thi vào các hoạt động giáo dục thể chất . 13 of 31 Hội thi: Hội khỏe măng non. Ví dụ: Với hoạt động phát triển vận động: Ném xa bằng 1 tay, trò chơi nhảy lò cò. + Khởi động: Cho trẻ tập trên nền nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi” + Trọng động: BTPTC: Phần thi đồng diễn ( Trẻ tập các động tác thể dục kết hợp với bải tết và mùa xuân.) + VĐCB: Khi cho trẻ ném xa cô ân cần gợi mở để trẻ thực hiện đạt kết quả cao. + Trò chơi: Với phần thi khiêu vũ ( Trẻ nhảy theo nhạc) + Hồi tĩnh: Cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình( Trẻ đi nhẹ nhàng) Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh 14 of 31 đ ó cô lựa chọn các nội dung giáo dục cho trẻ biết về chuyền thống, phong tục tập quán của địa phương quê hương đất nước con người Việt Nam. * Sử dụng thơ, chuyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động phát triển vận động. Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi 3-4 tuổi không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ đang trên dà phát triển vầ lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi đề tài tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kỹ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò của trẻ giúp trẻ hoạt động được tốt hơn. Ví dụ: Hoạt động phát triển vận động với đề tài thực hiện “ Bò chui qua cổng” chủ đề gia đình. Tôi sử dụng truyện : Tích chu với câu chuyện này tôi dẫn dắt cho trẻ biết giúp bạn tích chu đi lấy nước cho bà uống để bà trở lại thành người, đường đi lấy nước khó khawnvaf phải trải qua nhiều sông, suối gồ ghề khấp khểnh , vượt qua nhiều trạng đường nguy hiểm. + Phần khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu trở đồ hỗ trợ các bạn nhỏ miền trung + Trọng động: Tập các động tác kết hợp với bài tổ ấm gia đình + Vận động cơ bản: Tạo sự tự tin để mọi trẻ cùng chui được qua cổng. + Hồi tĩnh: Bạn tích chu có gửi tặng mỗi bạn 1 niềm mơ ước bay tới đất nước của những giấc mơ đẹp. Ngoài các câu chuyện tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây hứng thú dạy trẻ, kích thích trẻ tham gia các hoạt động. 15 of 31 Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng tôi cho trẻ kết hợp với những câu thơ: Không có cánh mà bóng biết bay Không có chân mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi xem tay ai nhanh, ai khéo Cùng nhau thi nào, cùng nhau thi nào. Đồng thời kết hợp với đọc thơ để trẻ trẻ chơi vận động nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn. Cho trẻ đọc các bài đồng dao: Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba baqua đó trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơnđồng thời các tố chất thể lực của trẻ cũng được phát triển. * Sử dụng trò chơi dân gian, trò chơi tập thể trong hoạt động phát triển vận động. Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha ta truyền từ đời này sang đời khác, trải nghiệm qua thực tế của con người. Những trò chơi dân gian đó theo ta từ khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng mãi trongtaam hồn chúng ta đó là những hình ảnh về quê hương đất nước, về gia đình và tuổi ấu thơ. Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè nhằm phát triển các tố chất thể lực, sự linh hoạt khéo léo. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Học mà chơi - Chơi bằng học nên việc sử dụng trò chơi dân gian và những trò chơi tập thể luôn được tôi quan tâm và áp dụng khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một cách thoải mái nhưng đem lại hiệu quả cao. Tôi vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ. Ví dụ: Với trò chơi: Ai ném xa nhất tôi có thể đưa trò chơi 16 of 31 dân gian “ Ném còn” vào để dạy trẻ. Hay đối với các trò chơi củng cố phát triển cơ tay, cơ hông tôi cho trẻ chơi trò chơi đua thuyền. Với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức
File đính kèm:
- bao_cao_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_a1_truong_mam_non.pdf