Báo cáo Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ cho trẻ lớp 4-5 tuổi A1 Trường Mầm non Phú Lương

docx 25 trang Phương Thanh 17/03/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ cho trẻ lớp 4-5 tuổi A1 Trường Mầm non Phú Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ cho trẻ lớp 4-5 tuổi A1 Trường Mầm non Phú Lương

Báo cáo Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ cho trẻ lớp 4-5 tuổi A1 Trường Mầm non Phú Lương
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất, phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Quá trình chuẩn bị cho ngày lễ hội đã dần dần khơi gợi sự hứng thú, sự phấn khởi háo hức chờ đón các ngày lễ quan trọng ở từng bé. Công việc này giúp giáo viên rèn luyện cho bé tư duy một cách sáng tạo, tích cực, tự giác. Công việc chuẩn bị ngày hội, ngày lễ, việc luyện tập các chương trình văn nghệ giúp cho trẻ tập trung chú ý, có khả năng nghe, cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc, từ đó phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Ngoài ra, còn giúp trẻ có thái độ quan tâm, trách nhiệm, tinh thần kỉ luật cao, nghiêm túc với công việc đối với tập thể và bản thân trẻ, góp phần hình thành được nhân cách của con người mới.
	Đối với trẻ mầm non, lễ hội là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt của trẻ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức lễ hội trong trường mầm non được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ. Những ngày hội, ngày lễ tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực, không mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự hào hứng, điều này tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của trẻ.Tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trường Mầm non có vai trò quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 
Hoạt động ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa nhất để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ. Các ngày lễ, ngày hội góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp, yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước mình. 	Không khí vui vẻ, tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm cho trẻ phấn khởi, vui tươi, tạo cho trẻ cảm xúc mới mẻ, thêm yêu và gắn bó với cô giáo, bạn bè, trường lớp.	Bầu không khí vui tươi của ngày lễ, ngày hội cùng với việc trang trí, những lời ca, tiếng hát, điệu múa... tất cả những điều đó làm cho trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, trẻ mừng vui, phấn khởi và những ngày lễ, ngày hội đã đi vào đời sống của trẻ như một sự kiện trọng đại mà ký ức về nó sẽ đi theo suốt cuộc đời trẻ.
Trên thực tế tại trường, các ngày hội, ngày lễ trong năm học đã được nhà trường quan tâm tổ chức song một số hoạt động trải nghiệm trong ngày hội, ngày lễ đôi lúc còn đơn điệu, một số trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa thực sự mạnh dạn tự tin, khả năng sáng tạo còn hạn chế.
Báo cáo “Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ cho trẻ lớp 4-5 tuổi A1 Trường Mầm non Phú Lương” nhằm đánh giá thực trạng công tác tổ chức ngày lễ, ngày hội trong nhà trường, đồng thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu, góp phần nâng cao khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động, mạnh dạn tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể trong các ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non. 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng việc phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ cho trẻ lớp 4-5 tuổi A1 Trường Mầm non Phú Lương
a. Ưu điểm
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, sân chơi rộng rãi, có mái vòm thuận tiện trong việc tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội; phòng học được xây dựng kiên cố có công trình vệ sinh khép kín, đồ dùng đồ chơi an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, chơi mà học, học bằng chơi.
- Giáo viên luôn nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Trong năm học 2022-2023, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm, tạo sân chơi cho trẻ.
- Trẻ đi học đều, đa số trẻ khỏe mạnh, sức khỏe tốt.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
* Hạn chế
- Một số trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, có một số trẻ có biểu hiện tự kỷ, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể. Một số trẻ chưa chủ động, tự tin thể hiện các bài hát, múa, trẻ chỉ chăm chú theo dõi xem ông bà, bố mẹ ngồi ở phía nào sau sân khấu mà chưa tự tin thể hiện mình.
- Đồ dùng phục vụ cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm của ngày hội, ngày lễ còn ít, chưa phong phú về chủng loại. 
- Các hoạt động trải nghiệm trong các ngày lễ, ngày hội chưa phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức tổ chức nên chưa phát huy được khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn, tự tin ở trẻ.
- Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm.
- Kinh phí để tổ chức các hoạt động trải nghiệm còn hạn hẹp.
Qua khảo sát đầu năm học cho thấy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ của trẻ chưa cao, một số trẻ chưa phát huy được vai trò chủ thể của mình.
	 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tháng 9 năm 2022 đối với trẻ lớp 4-5 tuổi A1. Tổng số 25 trẻ được khảo sát.
STT
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát trước khi
thực hiện đề tài
Hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ
Đạt
Không đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động ngày hội ngày lễ
19
76
6
24
2
Trẻ tự tin, chủ động giao tiếp với người khác khi tham gia các hoạt động
18
72
7
28
3
Trẻ tự tin thể hiện khả năng của mình khi tham gia các hoạt động trong ngày lễ hội.
19
76
6
24

* Nguyên nhân
- Đối với đơn vị nhà trường, một số ngày lễ ngày hội lần đầu tiên được tổ chức như (Chương trình bé vui đón tết nguyên đán, ngày hội thể dục thể thao, bế giảng năm học, chia tay học sinh 5 tuổi, bữa ăn hạnh phúc).
- Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm trong các ngày hội, ngày lễ còn chưa nhiều do kinh phí còn hạn hẹp. Trẻ ít được khám phá, trải nghiệm, chưa đáp ứng được nhu cầu sở thích của trẻ, khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động, mạnh dạn tự tin của trẻ trong các hoạt động trải nghiệm còn hạn chế.
- Bản thân giáo viên đôi lúc còn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong ngày hội, ngày lễ.
 - Một số phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm đến các hoạt động của trẻ trong nhà trường, công tác phối hợp với giáo viên trong việc tổ chức ngày hội ngày lễ đôi lúc còn hạn chế.
2. Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ cho trẻ lớp 4-5 tuổi A1 Trường Mầm non Phú Lương
a, Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ nhằm phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin ở trẻ
Trong năm học, căn cứ vào kế hoạch của nhà trường về việc tổ chức các ngày ngày hội, ngày lễ, tùy theo tính chất của từng ngày mà tổ chức chung toàn trường hay tổ chức tại lớp. Vì vậy để hoạt động ngày hội ngày lễ phong phú thu hút trẻ, giáo viên và cha mẹ trẻ tham gia, ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã thực hiện xây dựng kế hoạch tham gia các ngày hội ngày lễ trong năm phù hợp với đặc điểm của lớp theo từng thời điểm. 
Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã chủ động đề xuất với ban giám hiệu nhà trường về nội dung, hình thức tổ chức các ngày hội ngày lễ trong năm học, tranh thủ ý kiến tư vấn, định hướng giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường trong xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung thực hiện nhằm kích thích được óc tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ qua những hoạt động trẻ được trải nghiệm, qua đó cung cấp kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Sau đó, căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành, của nhà trường, căn cứ vào mong muốn, nguyện vọng của phụ huynh để xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội ngày lễ theo quy mô ở lớp, kế hoạch tham gia các ngày hội ngày lễ đối với học sinh trong lớp phù hợp với điều kiện thực tế. Căn cứ vào thời gian để tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong các ngày hội, ngày lễ phù hợp với khả năng và nhu cầu, nhận thức của trẻ, điều chỉnh bổ sung sau khi đã triển khai thực hiện.
Với ngày hội ngày lễ tổ chức theo quy mô nhỏ tại lớp, tôi xây dựng kịch bản phù hợp, ngắn gọn, thể hiện đặc trưng của ngày hội ngày lễ, đồng thời gần gũi với trẻ, tạo hứng thú cho trẻ để trẻ không bị nhàm chán, nội dung hoạt động cần xen lẫn các tiết mục văn nghệ, giao lưu, trò chơi, để giúp trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào hoạt động một cách tự nhiên, thoải mái. 
Đối với những ngày lễ hội tổ chức quy mô lớn cả trường, tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về nội dung, cách thức tổ chức hoạt động, cụ thể:
STT
Sự kiện tổ chức
Các hoạt động
Ghi chú
1
Ngày hội đến trường của bé - Khai giảng năm học mới
- Tập luyện, cho trẻ tham gia các hoạt động trong ngày khai giảng: diễu hành, biểu diễn văn nghệ
- Hoạt động văn nghệ: hát múa về mái trường, cô giáo
- Biểu diễn ảo thuật.


2
Vui trung thu
- Cho trẻ tham gia tập luyện, biểu diễn văn nghệ, bày mâm ngũ quả, làm đèn lồng, trang trí lớp, múa lân, vui liên hoan, phá cỗ vui trung thu.


3
Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu 
- Cho trẻ hoạt động trải nghiệm: Làm thiệp tặng bà, mẹ, cô giáo.

4
Ngày hội thể dục thể thao của bé
- Cho trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như trò chơi kéo co, cướp cờ, chuyển bóng, nhảy bao bốCả trường đồng diễn một bài thể dục vui nhộn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi

5
Bé vui đón tết Nguyên đán 2023
- Cho trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ, trình diễn thời trang, trải nghiệm gói bánh chưng, ninh bánh chưng, tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, viết câu đối, làm thiệp chúc tết

6
Chào mừng 8.3. 
- Cho trẻ hoạt động trải nghiệm: Làm thiệp tặng bà, tặng mẹ, các bạn nữ

7
Tổ chức bữa ăn hạnh phúc.
- Trẻ tham dự bữa ăn hạnh phúc, cùng cô trang trí cho bữa ăn

8
Bế giảng năm học, vui tết thiếu nhi 1.6
- Biểu diễn văn nghệ, tham gia các hoạt động trong ngày bế giảng năm học.
- Vui liên hoan tết thiếu nhi.

Bên cạnh đó, tôi luôn xác định những nội dung cần chuẩn bị cho việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động, đảm bảo tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia. Thông báo tới phụ huynh học sinh về kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong năm học để phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức tốt các hoạt động. Thông qua các hoạt động, các sự kiện, giáo viên chủ động trong công tác chuẩn bị, rèn học sinh và động viên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động, qua đó rèn cho trẻ khả năng sáng tạo, tính chủ động, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm.
b, Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin của trẻ
Với phương châm: “Môi trường phải phong phú về động lực, có thể khơi dậy sự hứng thú hoạt động và mời gọi trẻ nhỏ tự có trải nghiệm của riêng mình”(Maria Montessori). Tôi xác định rõ nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội giúp trẻ tìm tòi, khám phá, hoạt động nhằm phát huy khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động, mạnh dạn tự tin của trẻ. Đối với từng ngày hội, ngày lễ, tôi luôn quan tâm tới việc trang trí, xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với từng thời điểm, cùng trẻ xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động.
* Môi trường vật chất
	- Xây dựng môi trường bên trong lớp học 
+ Bố trí không gian, các khu vực góc hoạt động chính của lớp hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện đảm bảo không gian để trẻ hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân
+ Các khu vực, các góc được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ thay đổi, đáp ứng được nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ. Các góc được bố trí đẹp hấp dẫn, phù hợp với từng ngày hội ngày lễ, kích thích trẻ tự lựa chọn tham gia tùy theo sở thích và khả năng của trẻ.
+ Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ, đồ dùng đồ chơi trong lớp gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, thể hiện được nét văn hóa riêng của cộng đồng và địa phương. Đồ dùng, đồ chơi có tính mở, kích thích hứng thú của trẻ, thường xuyên thay đổi và bổ sung đồ dùng, đồ chơi mới phù hợp với mục tiêu chủ đề và ý thích của trẻ, tạo cho trẻ sự mới mẻ, hấp dẫn kích thích trẻ khám phá. Thường xuyên theo dõi quan sát cách trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để có kế hoạch và biện pháp giáo dục phù hợp.(Hình 1,2)
Ví dụ như chuẩn bị cho Chương trình bé vui đón tết, giáo viên cùng học sinh chuẩn bị, trang trí lớp với những hình ảnh ngộ nghĩnh về tết nguyên đán, làm cành đào, cành mai, bánh chưng, câu đối để trang trí trong lớp theo chủ đề. 
- Xây dựng môi trường ngoài lớp 
Bản thân tôi luôn có ý thức trang trí, xây dựng môi trường ngoài lớp, hiên, sân chơi phù hợp với từng ngày hội ngày lễ. Môi trường ngoài lớp luôn đảm bảo các yêu cầu: Không gian hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết kế an toàn, phù hợp, sạch đẹp, thân thiện và hấp dẫn trẻ. Các khu vực hoạt động ngoài trời được bố trí thuận tiện, phù hợp, thân thiện với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động. Ngoài ra tôi cùng với giáo viên trong lớp tích cực cải tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Trồng bổ sung và chăm sóc các loại cây xanh đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức để cho trẻ dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu phù hợp với yêu cầu của từng hoạt động. (Hình 3)
* Xây dựng môi trường xã hội : Môi trường xã hội trong trường mầm non là môi trường giúp trẻ hình thành được các kỹ năng cần thiết để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chúng tôi đã chú ý xây dựng môi trường xã hội thân thiện cho trẻ cụ thể: 
	- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa giáo viên và trẻ: Chúng tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi, thân thiện, hòa thuận, tôn trọng, lắng nghe ý kiến cá nhân trẻ, kích thích gợi ý thu hút trẻ để trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực và tự tin, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hợp tác qua các hoạt động trên lớp như xây dựng nội quy, sắp xếp môi trường, luôn lắng nghe ý tưởng từ trẻ, chấp nhận ý tưởng của trẻ, không áp đặt trẻ, tôn trọng nét riêng biệt ở trẻ khuyến khích trẻ phát triển độc lập chủ động. Cô luôn tạo không khí giao tiếp tích cực, vui tươi, mối quan hệ gần gũi, yêu thương. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Khi trò chuyện với trẻ, cô luôn ngồi ngang tầm với trẻ và nhìn vào mắt trẻ, đối xử công bằng với mọi trẻ. Mọi trẻ luôn được tôn trọng và khẳng định bản thân, trẻ được khuyến khích tham gia các hoạt động để cùng phát triển. Thông qua giao tiếp với trẻ, giáo viên hướng trẻ đến những suy nghĩ đúng đắn, dạy trẻ biết cách ứng xử cho phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Khi giao tiếp với trẻ, cô giáo cần thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp. Gọi tên trẻ và khuyến khích trẻ xưng tên cũng như gọi tên người khác khi giao tiếp, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa trẻ với trẻ: Tạo điều kiện hỗ trợ để trẻ học các kỹ năng chơi cùng nhau, tổ chức các hoạt động theo nhóm, theo cá nhân để trẻ thể hiện mối quan tâm, chia sẻ giữa trẻ với trẻ, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, khuyến khích trẻ tương tác và tự giải quyết mâu thuẫn, không so sánh trẻ và luôn làm gương cho trẻ trong ứng xử.
- Tôn trọng sự khác biệt của trẻ trong tập thể: Tôn trọng tình cảm và ý kiến riêng của trẻ, lắng nghe ý kiến và mong muốn của trẻ, chấp nhận sự khác biệt của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào hoạt động, kích thích hứng thú và phát huy khả năng vốn có của trẻ, luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân.(Hình 4)
c, Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho tất cả trẻ trong lớp được tham gia vào công tác chuẩn bị, biết phối hợp cùng cô và bạn tham gia vào ngày lễ, hội
- Sau khi có kịch bản, chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức ngày hội, ngày lễ. Tôi gợi ý, động viên trẻ cùng tham gia vào công tác chuẩn bị, hỗ trợ giáo viên những việc vừa sức với trẻ như xếp khăn trải bàn, bơm bóng bay, buộc bóng bay, gắn hoa mai, hoa đào hoặc nhặt rác quanh sân trường, vệ sinh khu vực tổ chức lễ hội. Mỗi nhóm được giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể và tổ chức thực hiện dưới hình thức thi đua. Những trẻ không tham gia vào chương trình văn nghệ sẽ được tham gia vào các hoạt động trang trí, hỗ trợ các bạn trong đội văn nghệ, được chơi trò chơi, hoặc hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị đồ dùng, trang phục biểu diễn. Như vậy, tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia vào hoạt động lễ hội một cách tích cực, chủ động, hào hứng.
	- Động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động: Trước đây, với tâm lý cầu toàn, tôi thường hạn chế số lượng trẻ tham gia vì sợ trẻ thể hiện không đồng đều, trẻ lộn xộn khi biểu diễn, chỉ chọn những trẻ có kỹ năng tốt, tự tin khi tham gia hoạt động. Nay tôi động viên nhiều trẻ tham gia hơn, tôi chia nhỏ từng nhiệm vụ phù hợp với trẻ (VD: Khi múa một bài múa thay vì cho tất cả trẻ lên sân khấu cùng một lúc, tôi sắp xếp cho từng nhóm lên lần lượt, phù hợp với từng trẻ, trẻ thì múa, trẻ cầm cờ lên theo từng đoạn hoặc trẻ cầm các chữ, khẩu hiệu tương ứng, như vậy sân khấu không bị rối mà chương trình vẫn đảm bảo, tạo điều kiện cho nhiều trẻ được thể hiện mình. Hay với những ngày hội có tổ chức trò chơi vận động, trò chơi dân gian, tôi phân công từng nhóm trẻ tham gia phù hợp với khả năng, sức khỏe của trẻ (những trẻ to khỏe có thể tham gia chơi trò chơi kéo co, nhảy bao bố những trẻ nhỏ, khéo léo tôi cho trẻ tham gia vào các trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo như trò chơi cướp cờ, mèo đuổi chuột, ném bóng...) (Hình 5,6)
	- Trong mỗi hoạt động, tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với mọi người, giúp tr

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_phat_huy_kha_nang_sang_tao_manh_dan_tu_tin.docx